Kiến nghị với ngân hàng Standard Chartered

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng Standard Chartered.DOC (Trang 63 - 64)

Chương III: GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHỂ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠi NGÂN HÀNG

2.1.Kiến nghị với ngân hàng Standard Chartered

2.1.1. Kiến nghị về quy trình thực hiện thanh toán quốc tế

Hiện nay, quy trình thực hiện một giao dịch thanh toán quốc tế tại SCB diễn ra như sau: một người ở ngoài quầy nhận lệnh và đưa cho bộ phận dịch vụ khách hàng để xác nhận chữ ký trên lệnh có hợp lệ hay không. Sau khi đã xác nhận, lệnh thanh toán đó sẽ được chuyển vào trong cho phòng thanh toán thực hiện giao dịch. Phòng thanh toán sẽ trải qua cácbước kiểm tra cần thiết : kiểm tra xem tài khoản người gửi có đủ tiền để thực hiện giao dịch đó hay không, kiểm tra xem loại giao dịch này có phải của người đang trong danh sách rửa tiền hay không, kiểm tra xem người gửi va người nhận có phải là nằm trong danh sách khủng bố… hay không. Sau khi kiểm tra đầy đủ, giao dịch đó mới được đẩy khỏi ngân hàng. Như vậy có thể thấy, phòng thanh toán phải kiểm tra phòng ngừa rủi ro qua rất nhiều công đoạn. Mà thực tế, bộ phận thanh toán thực hiện giao dịch lại có rất ít nhân viên (chỉ có hai người thực hiện nhập dữ liệu vào hệ thống và kiểm tra chứng từ, 2 người kiểm tra xem người nhận và người gửi có nằm trong “danh sách đen” hay không), các giao dịch lại rất nhiều nên nhiều khi, với phòng thanh toán, công việc bị quá tải, điều đó cũng sẽ dẫn đến nhân viên thực hiện giao dịch sẽ dễ để xảy ra sai sót, gây rủi ro. Mà trong tất cả quá trình thực hiện thanh toán quốc tế đó, vị trí của phòng quản lý rủi ro ở đâu? Thực tế ở SCB, phòng quản lý rủi ro chỉ đảm nhận trách nhiệm ở tầm vĩ mô, còn không đảm nhận trách nhiệm quản lý rủi ro từng giao dịch thanh toán quốc tế. Vậy nên chăng, SCB nên đổi lại một chút quy trình thực hiện thanh toán quốc tế. Đó là sau khi nhận lệnh và xác nhận chữ ký hợp lệ, lệnh sẽ được chuyển ra cho phòng

quản lý rủi ro để phòng quản lý rủi ro kiểm tra, sau đó đưa vào cho phòng thanh toán. Như vậy, phòng thanh toán sẽ đỡ được rất nhiều thời gian trong việc kiểm tra hạn chế rủi ro, tập trung vào việc thực hiện giao dịch, hạn chế được sai sót xảy ra.

2.1.2. Kiến nghị về cách thức quản lý nhân sự

Qua quy trình thanh toán cũng như cơ cấu tổ chức đã trình bày ở trên, có thể thấy, SCB đã có sự phân bổ nhân sự không hợp lý, phòng thanh toán trách nhiệm và công việc quá nhiều nhưng người thực hiện lại ít, gây khó khăn trong việc thực hiện giao dịch. Vậy SCB cần nghiên cứu để phân bổ lại nhân lực một cách hợp lý, có thể tuyển thêm người để hỗ trợ cho bộ phận thanh toán hoặc giảm bớt, san sẻ những trách nhiệm của phòng thanh toán cho những phòng chuyên trách liên quan.

Mặt khác, SCB cần phải có những giải pháp để hạn chế tình trạng những nhân viên lâu năm,có kinh nghiệm ra đi ngày một nhiều. Điều này sẽ gây bất lợi lớn cho SCB vì có thể những người này, với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc, hiểu quá rõ về hệ thống hoạt động của SCB lại sang làm cho những ngân hàng đối thủ cạnh tranh. Vậy SCB nên có những chính sách thay đổi tiền lương phù hợp, chế độ đãi ngộ công bằng, hợp lý để giữ những người có kinh nghiệm ở lại,đồng thời không ngừng thu hút những người tài giỏi ở nơi khác về làm việc tại SCB.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng Standard Chartered.DOC (Trang 63 - 64)