Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến rau quả” với hai mặt hàng là: Vải sấy khô và Puree chuối (Trang 83 - 88)

- Do ống thẳng hàng nên: C= 0,116; n= 0,

8.3.Kiểm tra chất lượng sản phẩm

12 Rót hộp, ghép mí Thể tích, độ kín, mối hàn Hút chân không

8.3.Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Kiểm tra sản phẩm để đánh giá và bảo đảm chất lượng của nhà máy. Vì vậy phải thường xuyên kiểm tra sản phẩm trước khi xuất cho khách hàng. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm do KCS đảm nhận.

Chương 9: AN TOÀN LAO ĐỘNG – VỆ SINH XÍ NGHIỆP

9.1.Vệ sinh công nghiệp

Vệ sinh công nghiệp đối với nhà máy sản xuất thực phẩm nói chung và nhà máy sản xuất rau quả nói riêng có yêu cầu nghiêm ngặt vì hàng hóa sản xuất ra ăn ngay, ít chế biến trong thời gian bảo quản. Đặc biệt khâu vệ sinh cá nhân, chỗ làm việc, thiết bị máy móc.

Đối với công nhân làm việc trực tiếp, tiếp xúc với thực phẩm nên quá trình lây nhiễm vi sinh vật một phần do công nhân mang vào. Do vậy, khâu vệ sinh phải chú ý đến vệ sinh cá nhân.

9.1.1. Yêu cầu vệ sinh cá nhân của công nhân

Khi làm việc phải có áo quần bảo hộ lao động, đối với công nhân lao động trực tiếp như phân loại, làm sạch phải mang găng tay cao su, tạp dề...

Khi làm việc phải gọn gàng, sạch sẽ, đầu tóc phải có mũ che kín, móng tay cắt ngắn, không được ăn uống ở nơi sản xuất, phòng thí nghiệm.

Chỗ làm việc của công nhân phải sạch sẽ và thường xuyên dọn dẹp trước khi bắt tay vào làm việc, trước khi nghỉ giữa ca hay cuối ca.

Công nhân làm việc phải định kì khám bệnh và đặc biệt không mắc bệnh truyền nhiễm.

9.1.2. Yêu cầu vệ sinh máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc

Máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. Vì vậy đối với máy móc, thiết bị cần có yêu cầu vệ sinh sau:

− Máy móc làm việc như băng tải, máy chà, phối chế, đồng hóa, nồi nấu, máy rót, đóng hộp ghép mí, cần phải vệ sinh định kì và thường xuyên trước khi vào ca và cuối ca. Phải vệ sinh, lau chùi sạch sẽ nhất là các bộ phận hoạt động tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.

− Dụng cụ làm việc như: bàn thao tác, dao, khay đựng phải làm vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng trước và sau khi làm việc xong. Có thể sát trùng hoặc tráng lại dụng cụ bằng nước nóng định kì.

Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hồ Thị Lan Phương – Lớp: 12H2LT

− Máy móc, nhà sản xuất phải vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, cuối mỗi ca sản xuất vì sản phẩm rất dễ bị vi sinh vật xâm nhập và gây ô nhiễm nhà máy.

− Các chỗ làm việc đòi hỏi vệ sinh cao như: bóc vỏ, làm sạch,… cần có chỗ thoát nước tốt tránh ẩm ướt nhà sản xuất và bụi bặm

− Các nơi có máy làm việc nhiều nước như máy rửa,… cần có hệ thống thoát nước tốt để cho sản xuất được an toàn và không gây ẩm ướt, trơn trợt.

− Nền nhà xưởng cần được cọ rửa hàng ngày và hệ thống thoát nước phải đảm bảo.

9.1.3. Xử lý nước thải

Nước thải chứa nhiều tạp chất hữu cơ nên vi sinh vật dễ phát triển gây ô nhiễm cho môi trường sống của con người. Vì vậy vấn đề xử lý nước thải rất quan trọng đối với nhà máy.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải và mỗi phương pháp có những ưu điểm riêng. Nhà máy tiến hành xử lý nước thải bằng phương pháp vừa sử dụng các biện pháp cơ học như bể lọc sơ bộ, bể lắng và các bể sục khí nhằm tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí sử dụng hết lượng chất thải trước khi thải ra môi trường. 9.2.An toàn lao động

An toàn lao động trong nhà máy đóng vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, sức khoẻ và tính mạng của công nhân cũng như tình trạng máy móc, thiết bị. Vì vậy cần phải quan tâm đúng mức, phổ biến rộng rãi để người công nhân hiểu rõ được tầm quan trọng của nó. Nhà máy cần phải đề ra nội quy, biện pháp chặt chẽ để đề phòng.

9.2.1. Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn

− Tổ chức lao động và sự liên hệ giữa các bộ phận không chặt chẽ.

− Các thiết bị bảo hộ lao động còn thiếu hoặc không đảm bảo an toàn.

− Ý thức chấp hành kỷ luật của công nhân chưa cao.

− Vận hành thiết bị, máy móc không đúng quy trình kỹ thuật.

− Trình độ lành nghề và nắm vững về mặt kỹ thuật của công nhân còn yếu.

− Các thiết bị, máy móc được trang bị không tốt hoặc chưa hợp lý.

Công tác tổ chức quản lý nhà máy: có nội qui, qui chế làm việc cụ thể cho từng bộ phận, phân xưởng sản xuất. Máy móc thiết bị phải có bảng hướng dẫn vận hành và sử dụng cụ thể.

Bố trí lắp đặt thiết bị phù hợp với quá trình sản xuất. Các loại thiết bị có động cơ, thiết bị trao đổi nhiệt phải có che chắn cẩn thận và đầy đủ.

Các đường ống hơi nhiệt phải có lớp bảo ôn, có áp kế.

Phải kiểm tra lại các bộ phận của máy trước khi vận hành để xem có hư hỏng gì không, nếu có phải sửa chữa kịp thời.

Người công nhân vận hành máy phải thực hiện đúng chức năng của mình, phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu máy móc bị hư hỏng do quy trình vận hành của mình. Công nhân và nhân viên phải thường xuyên học tập và thực hành công tác phòng cháy nổ.

9.2.3. Những yêu cầu cụ thể về an toàn lao động

9.2.3.1.Đảm bảo ánh sáng khi làm việc

Các phòng, phân xưởng sản xuất phải có đủ ánh sáng và thích hợp với từng công việc. Bố trí hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo không bị lấp bóng hoặc lóa mắt. Bố trí cửa phù hợp để tận dụng ánh sáng tự nhiên.

9.2.3.2.Thông gió

Nhà sản xuất, làm việc phải được thông gió tốt. Phân xưởng thải nhiều nhiệt cần phải bố trí thêm quạt máy, tạo điều kiện thoải mái cho công nhân làm việc.

Nhiệt độ và độ ẩm trong khu vực nhà máy ảnh hưởng trực tiếo đến sức khoẻ và khả năng làm việc của công nhân.

Để công nhân được thoả mái, hiệu suất làm việc cao thì nhà máy cần phải trồng nhiều cây xanh trong khu vực và bố trí thông gió vào mùa hè cũng như kín gió vào mùa đông.

9.2.3.3.An toàn về điện

Hệ thống điện điều khiển phải được tập trung vào bảng điện, có hệ thống chuông điện báo và hệ thống đèn màu báo động.

Trạm biến áp, máy phát phải có biến báo, bố trí xa nơi sản xuất. Các thiết bi điện phải được che chắn, bảo hiểm.

Thiết kế nhà máy chế biến rau quả SVTH: Hồ Thị Lan Phương – Lớp: 12H2LT

Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân cơ điện.

9.2.3.4.An toàn sử dụng thiết bị

Thiết bị, máy móc phải sử dụng đúng chức năng, đúng công suất.

Mỗi loại thiết bị phải có hồ sơ rõ ràng. Sau mỗi ca làm việc phải có sự bàn giao máy móc, nêu rõ tình trạng để ca sau xử lý.

Thường xuyên theo dõi chế độ làm việc của máy móc, thiết bị. Có chế độ vệ sinh, sát trùng, vô dầu mỡ cho thiết bị.

Phát hiện và sửa chữa kịp thời khi có hư hỏng. 9.3.Phòng chống cháy nổ

9.3.1. Yêu cầu chung

Nguyên nhân xảy ra cháy nổ là do tiếp xúc với lửa, do tác động của tia lửa điện, do cạn nước trong lò hơi, các ống hơi bị co giãn, cong lại gây nổ… Đề phòng cháy nổ cần phải tuyệt đối tuân theo các thao tác về thiết bị đã được hướng dẫn.

Không hút thuốc tại kho bao bì, gara ô tô,… Có bể chứa nước chữa cháy, thiết bị chữa cháy.

Thường xuyên tham gia hội thao phòng cháy chữa cháy.

9.3.2. Yêu cầu trong thiết kế thi công

Tăng tiết diện ngang của cấu trúc và bề dày lớp bảo vệ cấu kiện bê tông cốt thép. Bố trí khoảng cách các khu nhà trong mặt bằng sao cho hợp lý để thuận lợi trong phòng và chữa cháy.

Xung quanh nhà cần phải có đường ôtô ra vào để phòng và chữa cháy.

9.3.3. Yêu cầu đối với trang thiết bị

Đối với thiết bị dễ cháy nổ cần tuân thủ một cách nghiêm ngặt các qui định về thao tác sử dụng và cần đặt cuối hướng gió.

KẾT LUẬN

Qua thời gian nghiên cứu, tính toán, tìm hiểu từ sách vở và tài liệu liên quan cũng như nhờ sự quan tâm giúp đỡ tận tâm của thầy Ths. Trần Thế Truyền, em đã

hoàn thành Đồ án tốt nghiệp được giao với đề tài: “Thiết kế nhà máy chế biến rau

quả” với hai mặt hàng là:

- Vải sấy khô – năng suất 16,5 tấn nguyên liệu/ngày. - Puree chuối – năng suất 4 tấn sản phẩm/ca.

Từ đó, em có thể nắm bắt phần nào kiến thức cơ bản về bảo quản quả sau thu hoạch và chế biến các sản phẩm từ quả. Đặc biệt, em đã hiểu thêm phần nào về thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của quả vải và chuối, các biến đổi đặc trưng trong chế biến, bảo quản nguyên liệu và sản phẩm. Song song, em có thể củng cố những kiến thức cơ bản, nguyên tắc về các thiết kế, tính toán, xây dựng nhà máy, các phân xưởng và bố trí các thiết bị, các đường ống… Hơn hết, em còn có thể nắm bắt, cải thiện kiến thức đã được học để áp dụng một cách hợp lý và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, do kiến thức bản thân chưa hoàn thiện, kinh nghiệm còn hạn chế,...nên còn thiếu xót, em mong thầy cô và các bạn góp ý, nhận xét, giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 2014 Sinh viên thực hiện

Hồ Thị Lan Phương

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến rau quả” với hai mặt hàng là: Vải sấy khô và Puree chuối (Trang 83 - 88)