Tình hình hủy hợp đồng theo sản phẩm

Một phần của tài liệu Vấn đề hủy bỏ hợp đồng BHNT và hạn chế việc hủy bỏ hợp đồng tại công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ VN.doc.DOC (Trang 58 - 61)

2. Tình hình hủy bỏ hợp đồng

2.3. Tình hình hủy hợp đồng theo sản phẩm

Tình hình hủy theo sản phẩn đợc thể hiện qua bảng 9 (kèm theo trang sau) Qua bảng số liệu trên ta có :

- Trong trờng hợp hủy hợp đồng trong vòng 14 ngày : Do có sự thay đổi về sản phẩm cụ thể là sản phẩm NA1, NA2, NA3 năm 1999 đã ngờng khai thác và các sản phẩm NA7, NA8, NA9, NC2, ND2 đến ngày 1/7/2001 mới bắt đầu triển khai nên để so sánh, đánh giá đơc chính xác tình hình hủy hợp đồng ta dựa vào ba sản phẩm chính đó là NA4, NA5, NA6. Cụ thể : Số lợng hợp đồng hủy trong vòng 14 ngày các sản phẩm đều tăng, năm 1998 sản phẩm NA4 có số lợng hợp đồng bị hủy là 35 hợp đồng, đến năm 1999 là 72 hợp đồng, năm 2000 là 140 hợp đồng, sản phẩm NA6 năm 1998 số hợp đồng hủy là 70 hợp đồng, năm 1999 là 112 hợp đồng, năm 2000 là 159 hợp đồng. Điều này có thể giải thích là do số lợng hợp đồng khai thác mới trong năm tăng lên. Tuy nhiên đến năm 2001 số lợng hợp đồng hủy của sản phẩm NA4 xuống chỉ còn 68 hợp đồng, NA6 xuống chỉ còn 105 hợp đồng. Điều này một phần là do các sản phẩm NA4, NA5, NA6 đã ngừng khai thác từ ngày 1/7/2001 do đó số lợng khai thác mới của hợp đồng này bị giảm.

- Trờng hợp hủy hợp đồng có hiệu lực trong vòng 2 năm : Số lợng hợp đồng bị hủy bỏ của hầu hết các sản phẩm BHNT tiếp tục tăng, đặc biệt 2 sản phẩm NA4 và NA6. Năm 1998 sơ hợp đồng hủy bỏ của NA4 là 89 hợp đồng, NA6 là 115 hợp đồng; năm 1999 số lợng hợp đồng hủy của sản phẩm NA4 là 293 hợp đồng, NA6 là 460 hợp đồng; năm 2000 số lợng hợp đồng hủy NA4 là 401 hợp đồng, NA6 là 486 hợp đồng; năm 2001 số lợng hợp đồng hủy của sản phẩm NA4 là 545 hợp đồng, NA6 là 557 hợp đồng. Đây là con số tơng đối cao.

- Trờng hợp hủy hợp đồng sau hai năm ( nhận giá trị giải ớc ). Do thời gian triển khai sản phẩm do vậy trờng hợp hợp đồng hủy sau 2 năm mới chỉ xảy ra với sản phẩm NA1, NA2, NA3, NA4, NA5, NA6 còn các sản phẩm NA7, NA8, NA9, NC2, ND2 do mới triển khai do đó cha có hợp đồng có hiệu lực 2 năm trở lên. Số hợp đồng hủy sau 2 năm tăng lên đáng kể : Số hợp đồng hủy của NA4 là 469 hợp đồng năm 2000 đến năm 2001 số lợng này đã là 790 hợp đồng, sản phẩm NA5 số lợng hợp đồng hủy năm 2000 là 38 hợp đồng, năm 2001 là 45 hợp đồng, sản phẩm NA6 năm 2000 số hợp đồng hủy là 560 hợp đồng đến năm 2001 là 876 hợp đồng.

Việc xem xét tình hình hủy hợp đồng theo từng sản phẩm mới chỉ thấy đợc sự thay đổi về số lợng hợp đồng hủy bỏ. Để tình hình hủy của từng loại hình sản phẩm cũng nh biến động của chúng ta xem bảng 10 ( kèm theo trang sau ).

Qua bảng số liệu ta nhận thấy :

- Loại hình bảo hiểm tiết kiệm có thời hạn 10 năm ( NA2, NA5, NA8 ) tỷ lệ hủy hợp đồng có xu hớng tăng, đăc biệt là năm 2000 tỷ lệ này là 8,25% trong đó tỷ lệ hủy của sản phẩm NA2 là cao nhất 12%, NA3 là 6,49%. Năm 2001 sảm phẩm tiết kiệm có thời hạn 10 năm có tỷ lệ hủy cao nhất 7,31%. Điều này có thể giải thích là do tâm lý khách hàng cha yên tâm tham gia bảo hiểm dài hạn.

- Loại hình bảo hiểm An sinh giáo dục có tỷ lệ hủy tơng đối ổn định trong đó sản phẩm NA3 có tỷ lệ hủy cao nhất năm 1998 tỷ lệ hủy sản phẩm này là 7,33%, năm 1999 tỷ lệ này là 10,04%, năm 2000 tỷ lệ này là 8,98, năm 2001 tỷ lệ này là 7,25%.

- Nhìn chung thì loại hình bảo hiểm tiết kiệm có thời hạn 5 năm là loại hình sản phẩm có tỷ lệ hủy thấp nhất và có xu hớng giảm, trong đó sản phẩm NA1 có tỷ lệ hủy cao nhất. Năm 1998 tỷ lệ hủy của sản phẩn NA1 là 11,56%, năm 1999 tỷ lệ hủy của sản phẩm này là 4,66%, năm 2000 tỷ lệ này là 9,87%, năm 2001 tỷ lệ này là 3,87%. Để lý giải điều này là do các sản phẩm tiết kiện có thời hạn ngắn nó phù hợp với tâm lý của ngời Việt Nam. Hơn nữa ngời dân Việt Nam cha có sự hiểu biết đầy đủ về BHNT do vậy không yên tâm nên chỉ tham gia và duy trì những hợp đồng có thời hạn ngắn.

Có thể nói, tỷ lệ hủy hợp đồng của Công ty nh trên đợc đánh giá là cao và vẫn còn tiếp tục tăng. Nguyên nhân nào dẫn đến tỷ lệ hợp đồng cao nh vậy ? Qua công tác đánh giá tổng kết hoạt động của Công ty thì có một số nguyên nhân chính sau:

+ Tâm lý khách hàng + Khó khăn về tài chính

+ Hạn chế của đại lý, Công ty .

+ Nguyên nhân khác

Những nguyên nhân này sẽ đợc phân tích kỹ ở phần sau đây :

III. Những nguyên nhân dẫn đến hủy hợp đồng

Việc hủy bỏ hợp đồng do rất nhiều nguyên nhân khách quan cũng nh chủ quan, có thể sắp xếp theo các nhóm nguyên nhân sau : Nguyên nhân do đại lý, nguyên nhân từ phía khách hàng, nguyên nhân từ phía sản phẩn, nguyên nhân từ phía Công ty. Chúng ta lần lợt xem xét trên từng khía cạnh :

Một phần của tài liệu Vấn đề hủy bỏ hợp đồng BHNT và hạn chế việc hủy bỏ hợp đồng tại công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ VN.doc.DOC (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w