Mua sắm bền vững là gì và tại sao lại cần thiết?

Một phần của tài liệu TCVN ISO 20121:2015 (Trang 31 - 32)

Mua sắm mang tính bền vững đòi hỏi sự tham gia của một loạt các nhà cung cấp, từ những người thành thạo/chuyên nghiệp cho đến cả những người không có kỹ năng như vậy.

Mua sắm mang tính bền vững là sự tích hợp của các vấn đề phát triển bền vững vào tất cả các khía cạnh của chu kỳ mua, bao gồm:

- xác định sự cần thiết đối với việc mua sắm mang tính bền vững; - đánh giá các giải pháp lựa chọn có thể;

- thiết kế và quy định kỹ thuật; - lựa chọn nhà cung cấp;

- tổ chức đấu thầu hoặc đánh giá tương đương; - quản lý sau khi ký hợp đồng;

- phát triển nhà cung cấp; - xem xét kết quả thực hiện.

Bốn mục tiêu chính cần giải quyết khi lồng ghép quản lý phát triển bền vững vào quá trình mua sắm: a) giảm thiểu các tác động tiêu cực của các sản phẩm và/hoặc dịch vụ (ví dụ như tác động đến sức khỏe, chất lượng không khí, phát sinh chất thải nguy hại, tác động xã hội do rượu và các loại thuốc khác);

b) giảm thiểu nhu cầu về tài nguyên (ví dụ bằng cách sử dụng các sản phẩm tài nguyên hiệu quả như các thiết bị sử dụng năng lượng hiệu suất, xe tiết kiệm nhiên liệu và các sản phẩm kết hợp nội dung tái chế);

c) giảm thiểu các tác động tiêu cực của bản thân chuỗi cung ứng, đặc biệt là các khía cạnh xã hội [ví dụ: bởi ưu tiên cho các nhà cung cấp địa phương và ưu tiên “những khu xưởng nhân đạo” (trong đó lực lượng lao động bao gồm một tỷ lệ những người khuyết tật) và các tổ chức mà hiện đang đáp ứng những yêu cầu tối thiểu về các chuẩn mực đạo đức, nhân quyền, sử dụng người lao động, bao gồm cả các cơ hội bình đẳng];

d) đảm bảo rằng các điều khoản hợp đồng công bằng được tôn trọng và tuân thủ.

Một phần của tài liệu TCVN ISO 20121:2015 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)