Các yếu tố sau cần được cân nhắc trong việc xác định cách tiếp cận để đánh giá/quản lý các nhà cung cấp và các nhà cung cấp tiềm năng:
- mức độ quan trọng của các sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp đối với việc tổ chức mua hàng; - mức độ chi phí liên quan tới quy mô địa điểm của nhà cung cấp, để qua đó xác định mức độ ảnh
hưởng có thể chấp nhận được;
- các vấn đề về nguồn lực xã hội, kinh tế, môi trường và tự nhiên quan trọng và các rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ;
- việc phân chia các nhà cung cấp theo loại hình ngành công nghiệp, dịch vụ hoặc sản phẩm để xây dựng các phương thức thích hợp về trao đổi thông tin/kết nối.
Tổ chức cần lựa chọn trong số các cách tiếp cận, công cụ và kỹ thuật thích hợp để đánh giá và quản lý việc mua sắm mang tính bền vững. Các cách tiếp cận, công cụ và kỹ thuật này bao gồm:
a) Các hệ thống cho điểm có trọng số/ghi điểm: những cách định lượng/định tính của việc đánh giá để đo lường các giải pháp đã được đề xuất được áp dụng cho các KPIs;
b) Đánh giá vòng đời và toàn bộ chi phí tổn hao trong cả vòng đời: những tác động thực sự của sản phẩm và/hoặc dịch vụ dựa trên một phương pháp tiếp cận “Từ điểm khởi đầu đến điểm khởi đầu” tức là một cách tiếp cận toàn diện nhằm đánh giá các khía cạnh môi trường và tác động tiềm tàng liên quan đến việc sản xuất, sử dụng và hủy bỏ một sản phẩm;
c) Hệ thống phân cấp mua theo quan điểm môi trường: “suy nghĩ lại, loại bỏ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý”, một cách tiếp cận để giảm thiểu các tác động tài nguyên thiên nhiên vốn tương tự như hệ thống phân cấp quản lý chất thải;
d) Mã nhà cung cấp, mã này có thể được sử dụng khi tổ chức ký hợp đồng để đảm bảo rằng các nhà cung cấp của họ đáp ứng các yếu tố môi trường, xã hội, đạo đức của việc mua sắm mang tính bền vững;
e) Thực hành tốt nhất của ngành công nghiệp: Các tiêu chuẩn để quản lý phát triển bền vững cho ngành/lĩnh vực công nghiệp cụ thể được xác định bởi ngành công nghiệp và biểu thị đại diện cho việc đánh giá về những mức độ của kết quả thực hiện thích hợp trong một ngành công nghiệp;
f) giá trị tốt nhất, được xác định bởi chính phủ Anh, chẳng hạn “sự kết hợp tối ưu về mọi khoản chi phí và lợi ích trong cả vòng đời (của một loại sản phẩm) để đáp ứng yêu cầu của khách hàng” [14]; Cách tiếp cận này cho phép phát triển bền vững, bao gồm quản lý chất lượng, phải được cân nhắc khi lựa chọn cung cấp một dịch vụ đang được xem xét;