Xây dựng đối thoại với các nhà cung cấp

Một phần của tài liệu TCVN ISO 20121:2015 (Trang 33)

Có hai cách tiếp cận chính có thể được sử dụng để thiết lập các mục tiêu phát triển bền vững đối với các nhà cung cấp; cách tiếp cận “mệnh lệnh và kiểm soát” và cách tiếp cận “quan hệ đối tác”.

a) Cách tiếp cận theo mệnh lệnh và kiểm soát: Cách tiếp cận này đòi hỏi việc quản lý và những quy định mang tính luật pháp chặt chẽ của nhà cung cấp, bao gồm các tiêu chuẩn và danh mục kiểm tra mà tổ chức có thể đặc biệt chú trọng bắt các nhà cung cấp của họ phải tuân thủ. Mặc dù cách tiếp cận này có thể có hiệu quả, nhưng có thể không linh hoạt bằng cách tạo cho các nhà cung cấp tự ứng phó với các yêu cầu thật chính xác hơn là buộc họ phải chủ động tham gia với mục tiêu phát triển bền vững. Điều này đôi khi dẫn đến một cách tiếp cận tùy chọn đối phó (tick-box), theo đó các nhà cung cấp sẽ chọn các biện pháp tối thiểu để đáp ứng kết quả mà tiêu chuẩn hiện đòi hỏi.

b) Cách tiếp cận theo quan hệ đối tác: Cách tiếp cận này liên quan đến việc xây dựng mối quan hệ đối tác với các nhà cung cấp và sử dụng ảnh hưởng, thông tin và giáo dục với mục đích đảm bảo rằng cả nhà cung cấp và tổ chức đều đang thực hiện việc hướng tới các mục tiêu giống nhau. Về lâu dài, cách tiếp cận theo quan hệ đối tác có xu hướng có hiệu quả hơn so với cách tiếp cận theo mệnh lệnh và kiểm soát; Tuy nhiên, cách tiếp cận này đòi hỏi nỗ lực và đầu tư nhiều hơn. Trường hợp đặc biệt, khi sản phẩm và dịch vụ được yêu cầu trên cơ sở đặt hàng hàng ngày, thì cách tiếp cận theo quan hệ đối tác là thích hợp hơn. Cách tiếp cận này hợp lý ở chỗ tổ chức có thể chấp thuận một sự kết hợp các kỹ thuật đã nêu ở trên.

Một phần của tài liệu TCVN ISO 20121:2015 (Trang 33)