Xuất một số giải pháp phát triển loài Keo lưỡi liềm trên vùng đất cát nội đồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) ở vùng đất cát nội đồng xã Phong Hòa - huyện Phong Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế, (Trang 47 - 49)

- Cơ cấu lao động theo các ngành: Nông nghiệp, NTTS: 1.940 lao

4.5.xuất một số giải pháp phát triển loài Keo lưỡi liềm trên vùng đất cát nội đồng.

cát nội đồng.

Đầu tư xây dựng công trình dẫn nước từ các hồ đập lân cận vào khu vực rừng trồng nhằm đảm bảo nguồn nước tưới, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong công tác cải tạo đất, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng của cây Keo lưỡi liềm, nâng cao khả năng phòng hộ, cải tạo đất của Keo lưỡi liềm trên vùng đất cát nội đồng.

Cần có nhiều hơn các nghiên cứu về tác động của Keo lưỡi liềm trong việc cải tạo đất, bảo vệ môi trường sinh thái, từ đó đưa cây Keo lưỡi liềm vào trồng và phát triển một cách bền vững. Đầu tư nghiên cứu về nguồn gen ưu thế của cây Keo lá liềm ở một số quốc gia để rút ngắn thời gian trồng rừng, nâng cao chất lượng rừng Keo lá liềm ở các địa phương.

Giống cây Keo lưỡi liềm được chọn để đưa vào trồng ở các mô hình rừng phải đảm bảo chất lượng, được sự kiểm nghiệm của các trung tâm giống cây trồng. Các mô hình vườn giống nhỏ phục vụ cho công tác nghiên cứu phải tuân thủ đúng các quy trình sản xuất giống.

Nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa của việc và trồng và phát triển rừng. Thúc đẩy các hoạt động sản xuất lâm nghiệp diễn ra trên khu vực đất cát nội đồng. Tổ chức tập huấn, hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho người dân trong quá trình trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng. Tạo điều kiện cho người dân tham quan, tiếp xúc với các mô hình trồng và phát triển Keo lưỡi liềm điển hình.

Có sự hỗ trợ về nguồn giống, giao khoán đất canh tác là đất cát nội đồng khô hạn, chưa sử dụng cho người dân để tiến hành gây trồng các mô hình rừng Keo lưỡi liềm. Có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa nhà quản lý, nhà khoa học và nhà nông trong quá trình phát triển cây trồng địa phương, tránh sự phát triển mang tính tự phát, đảm bảo tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Hướng dẫn và chuyển giao cho người dân những kiến thức đã nghiên cứu đưa vào áp dụng trong thực tế cho việc trồng và phát triển cây Keo lưỡi liềm.

Xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn trong công tác nông lâm nghiệp ở địa phương. Tạo điều kiện cho các cán bộ được tham gia các đợt hội thảo khoa học về cây Keo lá liềm để có được các định hướng cũng như giải pháp phát triển tốt loài Keo này.

Nhà nước cần quan tâm và có chính sách ưu đãi, hỗ trợ nguồn vốn vay cho người dân về các dự án trồng rừng, đặc biệt đối với các hộ dân nghèo. Địa phương cần tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án trồng rừng để thu hút nguồn vốn, mua cây giống, đầu tư kỹ thuật để giao cho người dân trồng rừng và hưởng lợi, góp phần nâng cao đời sống kinh tế, xã hội ở địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) ở vùng đất cát nội đồng xã Phong Hòa - huyện Phong Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế, (Trang 47 - 49)