- Cơ cấu lao động theo các ngành: Nông nghiệp, NTTS: 1.940 lao
4.2. Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại xã Phong Hòa.
Để nghiên cứu đặc điểm lý hóa tính của đất tại khu vực nghiên cứu, tôi tiến hành đào phẫu diện với kích thướt 1m x 1m x 1m. Quá trình đào phẫu diện được thực hiện vào các tháng 2,3,4 (năm 2013). Sau quá trình quan sát, lấy mẫu và phân tích, tôi rút ra một số nhận xét sau:
4.2.1. Mô tả phẫu diện đất tại khu vực nghiên cứu.
Đất cát ở khu vực nghiên cứu có màu xám trắng. Hình thái phẫu diện ít phân hóa, đồng nhất cả về màu sắc và thành phần cơ giới, từ trên xuống dưới đều là cát tơi hoặc cát dính. Thành phần cơ giới rất nhẹ, rời rạc. Tỷ lệ sét thấp hoặc không đáng kể, chủ yếu là các cấp hạt tỷ lệ cát khô cao. Đây là vùng nội đồng, cộng với khu vực xung quanh có các khu rừng bao bọc, nên ít xảy ra các hiện tượng di động của cát. Các tầng của đất cát nơi đây có sự phân hóa về màu sắc, tầng mặt xám hơi đen, tầng dưới có màu xám vàng xen vệt trắng.
4.2.2. Đặc điểm lý hóa tính của đất.
Đất ở các tầng tại khu vực nghiên cứu sau khi được thu mẫu, qua quá trình xử lý và phân tích, tôi thu được các kết quả về đặc điểm lý hóa tính của đất như sau:
a) Độ ẩm của đất.
Độ ẩm của đất là lượng nước trong mẫu đất bị mất đi khi mẫu đất bị đốt nóng đến nhiệt độ 105°C. Độ ẩm thường được biểu diễn theo % của khối lượng đất khô.
Kết quả của quá trình phân tích độ ẩm đất ở khu vực nghiên cứu được thể hiện qua bảng 4.2.
Bảng 4.2: Kết quả phân tích độ ẩm của đất tại xã Phong Hòa
(Đơn vị: %) Tháng Tầng 2 3 4 Trung bình 1 3.03 2.18 5.41 3.54 2 3.39 2.40 5.76 3.85 3 4.82 2.68 8.20 5.23
Từ bảng 4.2 cho ta thấy: càng xuống sâu gần với mạch nước ngầm thì độ ẩm của đất càng tăng (từ 3.54% đến 5.23%). Nhìn chung độ ẩm của đất khu vực này khá thấp, do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, hiện tượng khô nóng kéo dài, lượng mưa trong các tháng nghiên cứu là không đáng kể.
b) pH của đất.
pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong dung dịch và vì vậy là độ axít hay bazơ của nó.
Bảng 4.3: Thang đánh giá độ chua của đất. pH Mức đánh giá < 4.5 Đất rất chua 4.5 - 5.5 Đất chua 5.6 – 6.5 Đất chua ít 6.6 – 7.5 Đất trung tính 7.6 – 8.0 Đất kiềm ít 8.1 – 8.5 Đất kiềm vừa >8.5 Đất kiềm nhiều
(Giáo trình Thỗ nhưỡng – TS Phan Quốc Hưng, ĐH Nông Nghiệp Hà Nội)
Kết quả của quá trình phân tích pH của đất ở khu vực nghiên cứu được thể hiện qua bảng 4.4.
Bảng 4.4: Kết quả phân tích pH của đất tại xã Phong Hòa Tháng Tầng 2 3 4 Trung bình 1 5.9 5.8 5.9 5.87 2 5.9 6.3 6.4 6.20 3 6.3 5.1 6.2 5.87
Từ bảng 4.3 cho ta thấy: Đất ở khu vực nghiên cứu thuộc nhóm đất chua ít. Có pH trung bình thay đổi theo các tầng từ 5.87 đến 6.20. Khu vực có nhiệt độ tương đối cao (mùa khô 29-300có khi 39-400), vào mùa mưa thì
lượng mưa khá lớn (280-300mm) sẽ gây ra sự rửa trôi vật chất, đặc biệt là các chất tan của các cation. Đây là nơi đất trống, không có các sinh vật sinh sống nên các hiện tượng phân giải chất hữu cơ tạo ra các axit hữu cơ hầu như là không có, nên đất có đặc tính chua ít.
c) Hàm lượng mùn trong đất.
Mùn hoá là quá trình tổng hợp những sản phẩm phân giải xác hữu cơ dẫn đến sự hình thành những hợp chất mùn. Mùn là những hợp chất hữu cơ cao phân tử phức tạp mà phân tử bao gồm nhiều đơn vị cấu tạo khác nhau, chúng được nối với nhau bằng các cầu nối. Mỗi đơn vị cấu tạo bao gồm nhân vòng, mạch nhánh, chúng chứa nhiều nhóm định chức khác nhau và mang tính axit.
Quá trình hình thành mùn theo quan điểm hiện đại (mùn được hình thành nhất thiết phải là sản phẩm phân giải xác hữu cơ và tổng hợp những hợp chất được phân giải của vi sinh vật đất, những phản ứng xảy ra trong quá trình tạo mùn là những phản ứng sinh hoá, có tác động bởi các men do vi sinh vật tiết ra.) xảy ra theo ba bước:
Bước 1: từ protit, gluxit, lignin, tanin... (trong xác hữu cơ, hoặc là sản
phẩm tổng hợp của vi sinh vật) phân giải thành các sản phẩm trung gian.
Bước 2: tác động giữa các hợp chất trung gian để tạo thành những liên
kết hợp chất, đó là những hợp chất phức tạp.
Bảng 4.5: Thang đánh giá hàm lượng mùn của đất Hàm lượng mùn (%) Mức độ > 8 Rất giàu 4 – 8 Giàu 2 – 4 Trung bình 1 – 2 Nghèo < 1 Rất nghèo
(Giáo trình Thỗ nhưỡng – TS Phan Quốc Hưng, ĐH Nông Nghiệp Hà Nội)
Kết quả của quá trình phân tích hàm lượng mùn trong đất ở khu vực nghiên cứu được thể hiện qua bảng 4.6:
Bảng 4.6 : Kết quả phân tích hàm lượng mùn của đất ở xã Phong Hòa Đơn vị (%) Tháng Tầng 2 3 4 Trung bình 1 2,2 2,0 1.9 2.03 2 2,7 2.4 2.0 2.37 3 2,4 1.8 2.0 2.07
Từ bảng 4.6 cho ta thấy: Đất ở khu vực nghiên cứu thuộc nhóm có hàm lượng mùn trung bình. Lượng mùn thay đổi theo các tầng từ 2.03 đến 2.37%, tập trung nhiều ở tầng đất thứ 2 . Khí hậu nơi đây có mùa mưa và mùa khô xen kẻ, nhiệt độ trung bình 24-250C, lượng mưa vào mùa mưa khá lớn là điệu kiện tốt cho quá trình hình thành mùn. Nhưng do là vùng đất cát,
thành phần sinh vật sinh sống hầu như không có, các quá trình phân giải, tích lũy và tạo mùn rất ít xảy ra nên hàm lượng nơi đây chỉ cở mức trung bình.
Từ các phân tích trên, ta có thể kết luận về các đặc điểm lý hóa tính của đất tại khu vực nghiên cứu: đất tại khu vực nghiên cứu có độ ẩm tương đối thấp, thuộc nhóm đất có tính chất chua ít và có hàm lượng mùn trung bình. Hiện nay đang có các công trình nghiên cứu đưa các loài cây thuộc chi Acacia vào trồng ở những khu vực đất bỏ hoang nhằm mục đích cải tạo đất, hạn chế các thiên tai, các hiện tượng cát di động …, và theo đánh giá của các chuyên gia cũng như người dân nơi đây thì Keo lưỡi liềm hiện là loài có triển vọng nhất, có mức sinh trưởng khá tốt so với các loài khác.