- Cơ cấu lao động theo các ngành: Nông nghiệp, NTTS: 1.940 lao
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
5.1. Kết luận
Đất cát ở khu vực nghiên cứu có màu xám trắng. Hình thái phẫu diện ít phân hóa, đồng nhất cả về màu sắc và thành phần cơ giới, từ trên xuống dưới đều là cát tơi hoặc cát dính. Thành phần cơ giới rất nhẹ, rời rạc. Tỷ lệ sét thấp hoặc không đáng kể, chủ yếu là các cấp hạt tỷ lệ cát khô cao. Các tầng của đất cát nơi đây có sự phân hóa về màu sắc, tầng mặt xám hơi đen, tầng dưới có màu xám vàng xen vệt trắng. Đây là loại đất nghèo mùn và cát chất dinh dưỡng, cation trao đổi rất thấp, dung tích hấp thu rất thấp, nên khả năng giữ nước giữ phân kém.
Với cùng một phương thức chăm sóc (bón 50g NPK + vuông gốc): Dòng keo lưỡi liềm 34 có tốc độ sinh trưởng về đường kính gốc lớn nhất 4.02 mm, và thấp nhất là dòng 31 với đường kính gốc bình quân 2.54. Hai dòng Keo lưỡi liềm 34 và 36 có tốc độ sinh trưởng đường kính gốc tốt nhất. Dòng keo lưỡi liềm 36 có tốc độ sinh trưởng về chiều cao lớn nhất 20.06 cm và thấp nhất là dòng 31 với chiều cao bình quân 11.43. Đòng Keo lưỡi liềm 36 có tốc độ sinh trưởng về chiều cao tốt nhất. Do vậy, dòng Keo lưỡi liềm 36 là dòng đạt được mức sinh trưởng chung tốt nhất.
Loài keo lưỡi có các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính và chiều cao vút ngọn đều cao hơn so với 2 loài Keo còn lại, và chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính tán thấp hơn so với sinh trưởng đường kính tán của Keo lai. Tuy nhiên, nếu xét tổng thể tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng, thì ta có thể thấy Keo lưỡi liềm là loài có sinh trưởng tốt nhất, chứng tỏ rằng Keo lưỡi liềm là loài có triển vọng, thích hợp cho việc trồng rừng ở các vùng đất cát nội đồng khu thực Thừa Thiên - Huế.
Hàm lượng nước trong các bộ phận có sự chênh lệch nhau đáng kể. Hàm lượng nước cao nhất là ở phần thân với độ ẩm mẫu tính được là 47.41%, thấp nhất là phần lá với độ ẩm là 33.33%. Sinh khối khô tập trung chủ yếu ở phần thân gỗ chiếm 44.37% tổng sinh khối khô, tiếp đến là phần cành chiếm 23,55%, phần gốc chiếm 19.1%, thấp nhất là phần lá 12.98%.
Hay nói cách khác sinh khối ở phần gỗ bán đi trong trường hợp mô hình này ở thời điểm hiện tại là 19.14 tấn/ha và phần sinh khối mà mô hình này để lại cho rừng trồng là 17.26 tấn/ha.
5.2 Kiến nghị.
Trồng rừng Keo lưỡi liềm ở vùng đất cát nội đồng huyện Phong Điền đã tiến hành trên một thời gian dài, thời gian nghiên cứu, đánh giá sinh trưởng của đề tài ngắn, kết quả thu được cũng chỉ là bước đầu, vì vậy cần có thêm nhiều nghiên cứu, đánh giá một cách sâu sắc và toàn diện hơn về nhiều chỉ tiêu, nhiều yếu tố hơn trong thời gian tiếp theo. Cụ thể là cần tăng các công thức thí nghiệm: Bón phân, làm đất, mật độ, phun thuốc trừ sâu, hạt tích nước,... để chọn lọc được những công thức tốt nhất, áp dụng cho việc trồng rừng Keo lá liềm trên đất cát nội đồng huyện Phong Điền nói riêng, cũng như vùng cát nội đồng Thừa Thiên Huế chung.
Qua đề tài nghiên cứu cho thấy, Keo lá liềm là loài cây có khả năng phát triển tốt trên điều kiện đất cát khô hạn của vùng đất nội đồng huyện Phong Điền. Vì vậy, nên có chiến lược phát triển cụ thể để đưa Keo lá liềm vào để trồng ở các vùng đất cát nội đồng. Trước mắt, việc trồng Keo lá liềm nên áp dụng bản hướng dẫn kỹ thuật của các đề tài đã được nghiên cứu để đưa vào thực tiễn sản xuất cho nhân dân trồng rừng ở vùng cát nội đồng Phong Điền, góp phần cải thiện khí hậu, cải tạo đất đai và nâng cao đời sống kinh tế cho các hộ gia đình.