0
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

So sánh khă năng sinh trưởng của Keo lưỡi liềm với một số loài Keo khác tại xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY KEO LƯỠI LIỀM (ACACIA CRASSICARPA) Ở VÙNG ĐẤT CÁT NỘI ĐỒNG XÃ PHONG HÒA - HUYỆN PHONG ĐIỀN – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, (Trang 41 -44 )

- Cơ cấu lao động theo các ngành: Nông nghiệp, NTTS: 1.940 lao

4.4. So sánh khă năng sinh trưởng của Keo lưỡi liềm với một số loài Keo khác tại xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

khác tại xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

Trong khu vực nghiên cứu, cùng với Keo lưỡi liềm thì còn có sự hiện diện của một diện tích không nhỏ các mô hình rừng các loài Keo khác (Keo lai, Keo tai tượng). Thông qua đó, tôi tiến hành các biện pháp điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng của các mô hình rừng Keo 6 năm tuổi đối với các loài Keo khác nhau (Keo lưỡi liềm, Keo lai, Keo tai tượng), từ đó tiến hành so sánh về khả năng sinh trưởng của các loài, nhằm tìm ra loài có mức sinh trưởng cao nhất tại khu vực nghiên cứu.

Sau khi tiến hành điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng của các mô hình rừng Keo lưỡi liềm, Keo lai và Keo tai tượng 6 năm (D1.3, Hvn, ,Dt) tại vực nghiên cứu trên ô có diện tích 1000m2, qua các quá trình xử lý ta thu được kết quả về khả năng sinh trưởng của các loài như sau:

4.4.1. Sinh trưởng về chiều cao vút ngọn.

Sinh trưởng về chiều cao vút của các loài keo được thể hiện qua bảng 4.9.

Bảng 4.9: Số liệu tổng hợp về chiều cao vút ngọn trung bình và tốc độ

tăng trưởng của các loại keo

Loại cây Chiều cao vút ngọn trung bình (m) ΔH (m/năm)

Keo lưỡi liềm 7.91 1.32

Keo tai tượng 6.48 1.08

Keo lai 7.02 1.17

Từ bảng 4.9, ta có biểu đồ so sánh sinh trưởng vút ngọn của các loài Keo:

Biểu đồ 4.3: So sánh sự sinh trưởng vút ngọn của các loài keo.

Qua biểu đồ 4.3 và bảng 4.9, ta thấy: sinh trưởng về chiều cao vút ngọn và lượng tăng trưởng hằng năm của loài Keo lưỡi liềm cao hơn so với hai loài Keo lai và Keo tai tượng.

4.4.2 Sinh trưởng về đường kính..

Sinh trưởng về đường kính của các loài keo được thể hiện qua bảng 4.10.

Bảng 4.10: Số liệu tổng hợp về đường kính gốc trung bình và tốc độ tăng trưởng của các loại keo

Từ bảng 4.8, ta có biểu đồ so sánh về sinh trưởng đường kính trung bình giữa các loài Keo:

Loại cây Đường kính 1.3m trung bình (cm) ΔD (cm/năm)

Keo lưỡi liềm 6.15 1.03

Keo tai tượng 4.25 0.71

Biểu đồ 4.4: So sánh đường kính trung bình giữa các loài keo

Qua biểu đồ 4.4 và bảng 4.10 trên ta thấy được: sinh trưởng về đường kính 1.3m trung bình và lượng tăng trưởng hằng năm của Keo lưỡi liềm lớn hơn so với sinh trưởng về đường kính 1.3m trung bình của 2 loài Keo lai và Keo tai tượng.

4.4.3. Sinh trưởng về đường kính tán trung bình.

Sinh trưởng về đường kính tán trung bình của các loài keo được thể hiện qua bảng 4.11.

Bảng 4.11: Số liệu tổng hợp về đường kính tán trung bình và tốc độ tăng trưởng của các loại keo.

Loại cây Đường kính tán trung bình (m) ΔT (m/năm)

Keo lưỡi liềm 4.11 0.69

Keo tai tượng 3.96 0.66

Keo lai 4.32 0.72

Từ bảng 4.11, ta có biểu đồ so sánh về sinh trưởng đường kính tán trung bình của các loài Keo:

Biểu đồ 4.5: So sánh đường kính tán trung bình giữa các loài keo.

Qua biểu đồ 4.5 và bảng 4.11 ta thấy: sinh trưởng về đường kính tán và lượng tăng trưởng của Keo lưỡi liềm lớn so với Keo tai tượng và thấp hơn so với sinh trưởng về đường kính tán và lượng tăng trưởng của Keo lai.

Vậy qua các biểu đồ 4.3, 4.4, 4.5 và các bảng ta có thể thấy rằng loài Keo lưỡi liềm có các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính và chiều cao vút ngọn đều cao hơn so với 2 loài Keo còn lại. Xét tổng thể tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng thì ta thấy Keo lưỡi liềm là loài đạt được mức sinh trưởng tốt nhất, chứng tỏ rằng Keo lưỡi liềm là loài có triển vọng, thích hợp cho việc trồng rừng ở các vùng đất cát nội đồng khu thực Thừa Thiên - Huế

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY KEO LƯỠI LIỀM (ACACIA CRASSICARPA) Ở VÙNG ĐẤT CÁT NỘI ĐỒNG XÃ PHONG HÒA - HUYỆN PHONG ĐIỀN – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, (Trang 41 -44 )

×