0
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Sinh khối Keo lưỡi liềm tại xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY KEO LƯỠI LIỀM (ACACIA CRASSICARPA) Ở VÙNG ĐẤT CÁT NỘI ĐỒNG XÃ PHONG HÒA - HUYỆN PHONG ĐIỀN – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, (Trang 44 -47 )

- Cơ cấu lao động theo các ngành: Nông nghiệp, NTTS: 1.940 lao

4.4. Sinh khối Keo lưỡi liềm tại xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

Sinh khối rừng là kết quả quá trình sinh trưởng của các thành phần sinh vật cấu thành rừng. Đó là sự đồng hóa các chất vô cơ thành các chất hữu cơ trong cơ thể thực vật mà chủ yếu là trong cây gỗ rừng. Trong quá trình tích lũy đó, cây xanh đã lấy từ môi trường không khí một lượng lớn khí CO2 tham gia vào quá trình quang hợp, đồng thời nhả vào không khí một lượng lớn khí O2 cung cấp cho hô hấp của sự sống muôn loài. Quá trình này làm ổn định lượng khí CO2 làm trong sạch bầu khí quyển, ngăn chặn hiện

tượng hiệu ứng nhà kính trên Trái đất. Vì vậy, việc theo dõi lượng sinh khối của các mô hình rừng đóng vai trò quan trọng trong đánh giá khả năng hấp thu khí Cacbonic của rừng.

Sinh khối tươi rừng trồng là trọng lượng tươi của khu rừng trên một đơn vị diện tích xác định (thường tính bằng tấn/ha). Việc đo đếm sinh khối tươi của rừng trồng được thực hiện trên hiện trường thông qua hệ thống các ô tiêu chuẩn điển hình.

Sinh khối khô của rừng trồng là trọng lượng khô kiệt của khu rừng trên một đơn vị diện tích (thường tính bằng tấn/ha).

Nhằm mục đích xác định mức sinh khối đạt được của mô hình rừng Keo lưỡi liềm 6 năm tuổi tại khu vực nghiên cứu, tôi tiến hành chặt hạ một số cây đại diện để đánh giá các chỉ tiêu sinh khối mà mô hình đạt được. Bằng phương pháp xác định trọng trọng lượng tươi và trọng lượng khô kiệt theo phương pháp đã đề cập ở phần trên, kết quả xác định sinh khối và trữ lượng Cacbon rừng trồng được tổng hợp ở bảng.

Bảng 4.12: Sinh khối ở mô hình rừng Keo lưỡi liềm 6 năm tuổi.

Chỉ tiêu theo dõi Trên mặt đất Dưới

mặt đất TỔNG Thân

gỗ Cành Gốc

Sinh khối tươi (t/ha) 36.4 18.2 8.4 13.6 76.6

Tỷ lệ % 47.52 23.76 10.97 17.75

Sinh khối khô (t/ha) 19.14 10.16 5.6 8.24 43.14

Tỷ lệ % 44.37 23.55 12.98 19.1

Độ ẩm (%) 47.41 44.17 33.33 39.41

Từ bảng 4.12, ta có biểu đồ về sinh khối ở mô hình rừng Keo lưỡi liềm 6 năm tuổi:

Biểu đồ 4.6: Sinh khối ở mô hình rừng Keo lưỡi liềm 6 năm tuổi.

Qua biểu đồ 4.6, ta thấy hàm lượng nước trong các bộ phận có sự chênh lệch nhau đáng kể. Hàm lượng nước cao nhất là ở phần thân với độ ẩm mẫu tính được là 47.41%, thấp nhất là phần lá với độ ẩm là 33.33%.

Ở mô hình này sinh khối khô tập trung chủ yếu ở phần thân gỗ chiếm 44.37% tổng sinh khối khô, tiếp đến là phần cành chiếm 23,55%, phần gốc chiếm 19.1%, thấp nhất là phần lá 12.98%. Hay nói cách khác sinh khối ở phần gỗ bán đi trong trường hợp mô hình này ở thời điểm hiện tại là 19.14 tấn/ha và phần sinh khối mà mô hình này để lại cho rừng trồng là 17.26 tấn/ha.

Đây là mô hình rừng keo được trồng với nguồn giống chưa phải là tốt nhất, các biện pháp kỹ thuật chăm sóc còn hạn chế, nhưng đã tạo lượng 21.57 tấn C/ha. Hy vọng sau các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhóm nghiên cứu khoa học, sẽ tạo được nguồn giống có chất lượng cũng như xác định được các biện pháp kỹ thuật chăm sóc thích hợp, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của Keo lưỡi liềm ở vùng đất cát nội đồng, từ đó góp phần cải thiện điều kiện khí hậu tại khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY KEO LƯỠI LIỀM (ACACIA CRASSICARPA) Ở VÙNG ĐẤT CÁT NỘI ĐỒNG XÃ PHONG HÒA - HUYỆN PHONG ĐIỀN – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, (Trang 44 -47 )

×