Tình hình huy động vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ở ngân hàng công thương hoàn kiếm.doc.DOC (Trang 29 - 30)

II- Tình hình hoạt độngkinh doanh củaNgân hàng Công th ơng Hoàn Kiếm.

1- Tình hình huy động vốn.

Xuất phát từ nguyên tắc của Ngân hàng là "đi vay để cho vay", công tác huy động vốn của Ngân hàng Công thơng Hoàn Kiếm luôn đợc quan tâm đúng mức, chỉ đạo kịp thời, chính xác, nhịp nhàng ăn khớp với sự biến động về cho vay.

Qua phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng Công thơng Hoàn Kiếm trong 3 năm 1999, 2000, 2001 ta thấy rằng với hệ thống huy động vốn bao gồm 10 quỹ tiết kiệm, 3 phòng giao dịch và một trụ sở chính, Ngân hàng Công thơng Hoàn Kiếm đã rất năng động trong việc huy động vốn. Biểu hiện cụ thể là:

- Nguồn vốn huy động bình quân tăng nhanh trong 3 năm. năm 2000 nguồn vốn tăng so với 1999 là 29268 triệu, năm 2001 tăng so với 2000 là 15949 triệu. Trên thực tế nguồn vốn huy động của ngân hàng không những đáp

ứng kịp thời tiến độ cho vay và thanh toán giao dịch của Ngân hàng đang trên đà phát triển mà còn có một khối lợng lớn vốn d thừa nhằm bổ sung cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng Công thơng Việt Nam dới hình thức cho vay điều hoà vốn.

- Cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng Công thơng Hoàn Kiếm năm sau so với năm trớc tỏ ra hợp lý hơn, cho phép ngân hàng hạ lãi suất đầu vào xuống mức thấp nhất có thể đợc và chủ động trong việc sử dụng vốn. Ngân hàng huy động vốn chủ yếu bằng cách nhận tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân và dân c (thờng phần này chiếm 80 - 90% vốn huy động), tiền gửi của khách hàng để giao dịch ngày một tăng lên, chứng tỏ dân c ngày càng hiểu biết và tin tởng vào ngân hàng hơn (tiền gửi của khách hàng đã tăng từ 13% năm 1999 lên đến 38% năm 2001 tức là tăng gần 3 lần).

Thông thờng kỳ phiếu ngân hàng có mức lãi suất huy động cao hơn so với lãi suất tiền gửi ngân hàng lên huy động bằng kỳ phiếu chỉ áp dụng trong những trờng hợp ngân hàng có nhu cầu cấp bách về vốn. Thực tế nguồn vốn huy động bằng kỳ phiếu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn huy động: Năm 1999 là 0,3% đến năm 2000 chỉ còn 0,18%. Nhng năm 2001 nguồn tiền huy động bằng kỳ phiếu đã tăng lên nhiều đạt 0,78% (vì năm 2000 nợ quá hạn của ngân hàng rất lớn không đòi đợc làm cho quỹ tiền cho vay giảm nhiều trong khi đó ngân hàng lại cần có tiền để vực mình lên do đó phải phát hành kỳ phiếu với tổng số lợng tiền lớn ).

Sở dĩ có đợc nguồn vốn huy động lớn nh trên một phần do vị trí địa bàn hoạt động của Ngân hàng Công thơng Hoàn Kiếm mang laị. Quận Hoàn Kiếm là nơi đông đúc dân c, phần nhiều làm nghề buôn bán do đó các hộ hầu hết thuộc loại kinh tế trung bình và giàu có, ít có hộ nghèo tạo điều kiện dễ dàng trong việc huy động vốn cũng nh cho vay. Tính đến thời điểm cuối năm 2001, d có huy động của chi nhánh đạt khoảng gần 600 tỷ đồng, tính trung bình là 500 tỷ. Trong đó, nguồn huy động của dân c lên đến gần 300 tỷ, còn lại là từ các nguồn khác. Rõ ràng nguồn đầu vào của chi nhánh là rất lớn so với các ngân hàng khác đến nỗi hầu nh Ngân hàng Công thơng Hoàn Kiếm không bao giờ sử dụng hết phải điều chuyển vốn về NHCT TW chứ không rơi vào tình trạng khó khăn nh nhiều ngân hàng thiếu vốn cho vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ở ngân hàng công thương hoàn kiếm.doc.DOC (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w