- Sự chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế ở tất cả các cấp chưa đáp ứng yêu cầu: Các bộ, ngành nhiều nơi chưa nhận diện rõ hội nhập mang lại cơ hội, thách
2.3.1.2 Dư nợ cho vay DNVVN phân theo kỳ hạn
Hiện nay, đa số các NHTM thường cho DNVVN vay với kỳ hạn ngắn, số lượng khách hàng DNVVN vay trung-dài hạn là rất ít. Trong cơ cấu dư nợ của Techcombank phân theo kỳ hạn cũng phản ánh thực trạng như vậy. Chúng ta có thể thấy được điều này qua bảng sau:
Bảng 2.6 : Dư nợ cho vay DNVVN phân theo kỳ hạn
Đơn vị : Tỷ VND
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Dư nợ DNVVN 2 110 100 3 114 100 8 986 100
Ngắn hạn 1 756 83,22 2 543 81,67 7 246 80,63
Trung và dài hạn 354 16,78 571 18,33 1 740 19,36
( Nguồn: Số liệu tổng hợp về tín dụng_Phòng KHTH)
Nhìn bảng trên ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn đều tăng lên về số tuyệt đối theo từng năm, năm 2005 dư nợ cho vay ngắn hạn là 1756 tỷ đồng thì năm 2006 là 2543 tỷ đồng và năm 2007 là 7246 tỷ đồng. Như vậy năm 2007 dư nợ cho vay ngắn hạn đối với DNVVN của Techcombank tăng 4703 tỷ so với 2006 và năm 2006 tăng 787 tỷ so với 2005. Do dư nợ với khu vực DNVVN tăng qua các năm nên dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung và dài hạn cũng tăng theo. Tuy nhiên tỷ trọng của từng kỳ hạn vay khác nhau ở từng năm. Năm 2005 tỷ trọng cho vay ngắn hạn là 83,22% nhưng đến năm 2006 chỉ còn 81,67% và năm 2007 là 80,63%. Sự giảm tỷ trọng vay ngắn hạn đồng nghĩa với việc tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. DNVVN tăng vay trung và dài hạn trong năm 2006 không lớn nhưng năm 2007 tăng rất mạnh lên 1740 tỷ đồng. Việc này cho thấy một điều là các DN vay vốn ngân hàng để đầu tư vào máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, mở rộng sản xuất kinh doanh. Đầu tư cả chiều sâu và chiều rộng là một hướng đi rất tốt, phù hợp với điều kiện cạnh tranh như hiện nay của các DNVVN.
Để có sự minh họa tốt hơn về dư nợ cho vay DNVVN phân theo kỳ hạn ta xem xét biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ dư nợ cho vay DNVVN phân theo kỳ hạn 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2005 2006 2007 Ngắn hạn Trung và dài hạn
Ta thấy rõ ràng tổng dư nợ vẫn tăng lên qua từng năm nhưng tốc độ tăng của từng kỳ hạn lại khác nhau. Nhìn trên biểu đồ ta thấy cho vay ngắn hạn có tốc độ tăng nhanh và mạnh hơn, cho vay trung-dài hạn cũng tăng nhưng tăng ít hơn. Tuy nhiên tỷ trọng của cho vay trung-dài hạn năm sau cao hơn năm trước mặc dù tăng không nhiều, năm 2005 tỷ trọng cho vay trung-dài hạn là 16,78%, năm 2006 tăng nhẹ lên 18,33% và năm 2007 là 19,36%. Như vậy, Techcombank cũng đã mạnh dạn hơn trong việc tài trợ trung-dài hạn đối với DNVVN, về phía DNVVN cũng đáp ứng tốt hơn điều kiện vay vốn ngân hàng, hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn nên có thể dễ vay ngân hàng hơn trước đây đối với những khoản vay trung-dài hạn là những khoản vay rủi ro cao hơn.
Cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của Techcombank. Tuy nhiên, năm 2007 tỷ trọng cho vay trung-dài hạn tăng lên cũng phần nào phản ánh việc mở rộng cho vay trung-dài hạn, Techcombank đã tạo điều kiện cho các DNVVN đầu tư chiều sâu, về công nghệ và máy móc thiết bị. Điều này cũng nói lên rằng các DNVVN ngày càng kinh doanh tốt hơn, minh bạch thông tin hơn, khả năng quản lý của chủ DN cao hơn, khả năng lập các phương án kinh doanh tốt hơn... nên DN mới có thể
vay vốn trung-dài hạn từ ngân hàng nhiều hơn. DN làm ăn tốt nên bắt đầu chú trọng đến công nghệ, tăng hàm lượng kĩ thuật trong mỗi sản phẩm, từ đó cũng sẽ tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngân hàng mở rộng cho vay cũng giúp cho DN có đủ vốn để nâng cao chất lượng sản phẩm và quy mô kinh doanh, từ đó tạo đà cho nền kinh tế ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, hiện nay các DNVVN thiếu vốn trung-dài hạn vẫn còn rất nhiều. Các NHTM chủ yếu là cho vay ngắn hạn, tỷ trọng cho vay trung-dài hạn tuy có tăng lên song vẫn chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu về vốn trung-dài hạn cho DNVVN.