- Sự chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế ở tất cả các cấp chưa đáp ứng yêu cầu: Các bộ, ngành nhiều nơi chưa nhận diện rõ hội nhập mang lại cơ hội, thách
3.1 Định hướng cho vay đối với DNVVN tại Techcombank 1 Định hướng phát triển DNVVN ở nước ta.
3.1.1 Định hướng phát triển DNVVN ở nước ta.
Các chuyên gia kinh tế đã nhận định rằng DNVVN có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia nói chung, đặc biệt là với những nước có nền kinh tế phát triển như Việt Nam nói riêng. Lực lượng các DNVVN vừa khai thác được tiềm năng vốn có trong dân, mở rộng ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giúp xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội lại vừa giúp tăng ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, từ năm 1986 khi Nhà nước chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần cho đến nay việc phát triển DNVVN luôn là vấn đề được Nhà nước quan tâm. Và Nhà nước coi đó là một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế WTO thì vấn đề cạnh tranh của DNVVN là vấn đề thực sự cấp bách, cần được sự quan tâm nhiều hơn của Nhà nước và Chính Phủ.
Trong những năm trở lại đây Nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, tạo hành lang pháp lý cho các DNVVN hoạt động. Đó là một số văn bản như Luật DN, Luật đầu tư, Luật đất đai, Luật thuế thu nhập DN… DNVVN được hưởng một số ưu đãi theo những Luật này như sau:
Theo Luật khuyến khích đầu tư: “DNVVN được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất với mức từ miễn tiền thuê đất trong 3 năm đến miễn tiền thuê đất trong suốt thời gian thực hiện dự án.”
Theo Luật thuế thu nhập DN: “ Các DNVVN được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập DN từ miễn thuế thu nhập DN trong 2 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế thu nhập DN phải nộp trong 2 năm tiếp theo
đến miễn thuế thu nhập DN trong 4 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế thu nhập DN phải nộp trong 9 năm tiếp theo tuỳ ngành nghề, địa bàn đầu tư và số lượng lao động sử dụng “.
Ngoài ra các DNVVN còn được ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nhập khẩu.
DNVVN được ưu tiên phát triển trong một ngành có lợi thế cho sự phát triển kinh tế như: các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thay thế hàng nhập khẩu, có tính cạnh tranh cao, sản xuất nguyên liệu đầu vào cũng như tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các DN lớn…
Bên cạnh những văn bản pháp luật thể hiện sự ưu đãi của Nhà nước với DNVVN thì Chính Phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay DNVVN như: Nghị định số 178/199/NĐ-CP về đảm bảo tiền vay của tổ chức tín dụng và đã được sửa đổi bằng Nghị định số 85/2002/NĐ-CP, Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNVVN. Theo quy định tại Nghị định về trợ giúp phát triển DNVVN, Chính Phủ đã chỉ đạo chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN tiếp cận thông tin về thị trường, giá cả hàng hoá; trợ giúp các DNVVN mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm. Để hỗ trợ vốn cho các DNVVN, Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/2/2001 về quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNVVN. DNVVN có dự án đầ tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả vốn vay; có tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật tối thiểu bằng 30% giá trị khoản vay; không có các khoản nợ thuế, nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức kinh tế khác sẽ được Quỹ bảo lãnh tín dụng các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương cấp bảo lãnh tín dụng tối đa bằng 80% phần chênh lệch giữa giá trị khoản vay và giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng tại tổ chức tín dụng.
Ngoài những quy định của Nhà nước và Chính Phủ thì cơ quan có tác động trực tiếp đến hệ thống NHTM là NHNN cũng đã ban hành một loạt các văn bản qui định hoạt động cho vay đối với các DN trong đó có DNVVN bao gồm: Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Quyết định này đã được sửa đổi bằng Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN; Quyết định số 992/2001/QĐ-NHNN về mức cho vay không có bảo đảm của NHTM Cổ phần và Ngân hàng liên doanh; Quyết định số 993/2001/QĐ-NHNN về mức cho vay không có bảo đảm của NHTM Nhà nước, Quyết định 456/2002/QĐ-NHNN về cơ chế lãi suất thoả thuận…
Quyết định 456 về cơ chế lãi suất thoả thuận đã cho phép các NHTM tự quyết định mức lãi suất cho vay trên cơ sở tự thoả thuận với khách hàng theo quy định của NHNN. Đây là một quyết định khá quan trọng, giúp các ngân hàng chủ động hơn trong việc cho vay, chủ động trong việc xây dựng chính sách lãi suất hợp lí với nhiều đối tượng DN trong đó có DNVVN, từ đó có thể mở rộng cho vay đối với DNVVN.
Ngoài ra NHNN còn ban hành chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 21/5/2003 trong đó yêu cầu các tổ chức tín dụng tạo mọi điều kiện cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Những văn bản qui phạm pháp luật được Nhà nước, Chính Phủ và NHNN ban hành ra cho thấy một điều DNVVN ngày càng được chú trọng phát triển. Để có thể phát triển hiệu quả thì DNVVN cần một hành lang pháp lý qui định cho những hoạt động của mình. Định hướng phát triển DNVVN trong giai đoạn tới cũng là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam phải hội nhập đầy đủ với nền kinh tế thế giới, do đó DNVVN phải thực hiện đổi mới mạnh mẽ, toàn diện từ cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ, đến trình độ cán bộ quản lý và nhân viên.