- Sự chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế ở tất cả các cấp chưa đáp ứng yêu cầu: Các bộ, ngành nhiều nơi chưa nhận diện rõ hội nhập mang lại cơ hội, thách
2.3.1.7 Dư nợ cho vay DNVVN phân theo nhóm nợ
Việc phân chia nhóm nợ đối với từng khhoản vay giúp cho ngân hàng quản lý tốt hơn, trích lập dự phòng chính xác hơn từ đó nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Techcombank cũng đã rất chú trọng đến vấn đề rủi ro tín dụng nên đã thành lập khối quản lý tín dụng và quản trị rủi ro trong năm 2007. Linh hoạt trong quy trình cho vay nhưng vẫn đảm bảo khách hàng có khả năng trả nợ cao nên trong những năm gần đây, Techcombank luôn có tỷ lệ nợ loại một cao trong tổng dư nợ.
Bảng 2.10: Dư nợ cho vay DNVVN phân theo nhóm nợ.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Dư nợ DNVVN 2110 100 3114 100 8986 100
1.Nợ loại 1 973 46,11 1467 47 7690 85,57
2.Nợ loại 2 556 26,35 721 23,15 620 6,9
4.Nợ loại 4 121 5,73 175 5,62 145 1,61
5.Nợ loại 5 30 1,43 182 5,96 297 3,32
( Nguồn: Số liệu tổng hợp về tín dụng_Phòng KHTH)
Nhìn bảng trên ta thấy qua các năm tỷ lệ nợ loại 1 vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 5 nhóm nợ. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của Techcombank khá tốt. Nợ loại 5 chiếm tỷ trọng khá lớn trong năm 2006 là 5,96% , tuy nhiên tỷ lệ này giảm xuống còn 3,32 % vào năm 2007. Tín dụng là hoạt động đem lại phần lớn lợi nhuận cho các ngân hàng nói chung và Techcombank nói riêng, và để hoạt động tín dung thực sự hiệu quả thì công tác quản lý rủi ro tín dụng, phân loại nợ phải ngày càng được chú trọng. Techcombank đã xây dựng một chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng hợp lí , do vậy trong những năm trở lại đây tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm đi đáng kể.
Biểu đồ 2.9: Dư nợ DNVVN phân theo nhóm nợ.
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 1.Nợ loại 1 2.Nợ loại 2 3.Nợ loại 3 4.Nợ loại 4 5.Nợ loại 5
Năm 2006, việc thành lập phòng Quản trị ruit ro Hội sở được xem là bước đầu tiên quan trọng trong việc thống nhất quản lý toàn bộ rủi ro, thì năm
2007, việc thành lập khối Tín dụng và Quản trị rủi ro của Techcombank trên cơ sở tư vấn của HSBC được coi như bước phát triển hoàn tất về cơ cấu tổ chức cho công tác quản trị rủi ro của Techcombank. Với việc thành lập khối đã giúp ban điều hành có cái nhìn khách quan, đảm bảo an toàn kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động chung của toàn ngân hàng. Đây là một lý do quan trọng cho con số 85, 57% nợ loại 1 trong năm 2007, mặc dù 2007 là năm Techcombank tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ.