Phương pháp định lượng GOODWILL

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA TẠI VIỆT NAM.doc.DOC (Trang 25 - 29)

Cơ sở lý luận

Hai doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong cùng một ngành, liệu có giống nhau hoàn toàn về khả năng sinh lời?

VD: Doanh nghiệp A bỏ ra một lượng vốn là 100$, thu về một khoản lợi nhuận là 10$, tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 10%.

Doanh nghiệp B cũng bỏ ra một lượng vốn là 100$, nhưng thu về một khoản lợi nhuận lớn hơn là 15$, tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 15%.

Nguyên nhân tạo ra sự khác biệt về khả năng sinh lời của hai doanh nghiệp là ở đâu?

Do:

 Doanh nghiệp B có vị trí kinh doanh tốt hơn

 Chất lượng sản phẩm của B tốt hơn, trình độ quản lý giỏi hơn, mạng lưới phân phối hàng hóa rộng lớn hớn và hiệu quả hơn

 Uy tín, thương hiệu mạnh

 Bí quyết công nghệ như bằng phát minh, sáng chế, sản phẩm độc quyền…

Tất cả các yếu tố vô hình trên tập hợp lại và tạo nên khoản lợi nhuận vượt trội của doanh nghiệp B so với doanh nghiệp A, tập hợp đó gọi là lợi thế thương mại.

Nếu 10% là tỷ suất lợi nhuận trung bình trên thị trường thì khoản lợi nhuận vượt trội so với mức trung bình mà doanh nghiệp tạo ra (15-10=5) được gọi là siêu lợi nhuận.

Từ đây, giá trị tài sản vô hình được tính bằng giá trị hiện tại của các khoản thu nhập do tài sản vô hình tạo ra, hay chính là giá trị hiện tại của các khoản siêu lợi nhuận.

Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp

Giá trị doanh nghiệp = NAV + GW Trong đó:

NAV : Giá trị tài sản thuần GW : Lợi thế thương mại GW = ∑ = + − n t i t At r B 1 (1 ) .

Bt : Lợi nhuận năm t

At : Giá trị tài sản đưa vào kinh doanh

r : Tỷ suất lợi nhuận trung bình của tài sản đưa vào kinh doanh r.At: Lợi nhuận trung bình của tài sản năm t

Bt-r.At : Siêu lợi nhuận năm t

Các nhà kinh tế có những quan điểm rất khác nhau trong việc lựa chọn Bt, At, r. Bảng dưới đây sẽ thể hiện sự khác biệt đó:

Tên phương pháp

Tỷ suất sinh lời bình thường của tài

sản (r)

Lợi nhuận (Bt)

Tài sản đầu tư vào kinh doanh (At)

UEC (Hiệp hội chuyên gia kế toán châu Âu)

Chi phí sử dụng vốn trung bình

Lợi nhuận sau thuế trước lãi vay

Tổng giá trị tài sản (Không phân biệt tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn nào)

Anglo- Saxons Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận thuần

Giá trị tài sản thuần được đánh giá lại CPNE (Vốn thường xuyên cần thiết cho kinh doanh) Chi phí sử dụng vốn trung bình tính riêng cho các nguồn tài trợ dài và trung hạn

Lợi nhuận sau thuế trước lãi trung và dài hạn Vốn thường xuyên được tài trợ bằng các nguồn ổn định (dài hạn và trung hạn)

(Nguồn: Đánh giá doanh nghiệp, 1992)

Phương pháp UEC:

Để lý giải cho sự lựa chọn các tham số này, các chuyên gia kế toán cho rằng: Tài sản của doanh nghiệp được tài trợ một phần bởi các khoản nợ. Do đó người sử dụng vốn hay chủ doanh nghiệp phải tạo ra tỷ suất lợi nhuận tối thiểu, phản ánh chi phí cơ hội của các nhà đầu tư. Phải trả được lãi vay và mức tối thiểu các cổ đông đòi hỏi. Từ đó, tỷ suất sinh lãi cơ bản cần được lựa chọn là chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp (WACC). Chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp là sự phản ánh mức sinh lời tối thiểu mà các nhà đầu tư đòi hỏi ở doanh nghiệp tương ứng vơi một cơ cấu nợ nhất định.

Khoản lợi nhuận vượt trội so với mức sinh lời tối thiểu đó mới được coi là siêu lợi nhuận. Bt cần được tính bằng lợi nhuận sau thuế trước lãi, bởi đó là khoản lợi

nhuận sinh ra do các yếu tố vô hình và hữu hình của doanh nghiệp, chứa đựng lợi nhuận cơ bản và siêu lợi nhuận.

Phương pháp Anglo-Saxons lựa chọn các tham số có nhấn mạnh đến các yếu

tố rủi ro: ít có doanh nghiệp nào được tài trợ bởi 100% vốn chủ sở hữu. Trong cơ cấu vốn, nợ tăng tức là rủi ro tài chính tăng. Do đó, tỷ suất sinh lời tối thiểu trên vốn chủ sở hữu để bù đắp những rủi ro có thể gặp phải. Nghĩa là, khi chủ sở hữu đầu tư một lượng vốn tương ứng với giá trị tài sản thuần được đánh giá lại, thì tỷ suất sinh lời tối thiểu đối với số vốn này phải là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu. Khoản lợi nhuận thuần mà doanh nghiệp tạo ra vượt trên mức sinh lời đòi hỏi của chủ sở hữu sẽ được coi là siêu lợi nhuận.

Phương pháp CNPE xem xét doanh nghiệp như một dự án đầu tư nhằm thu

được siêu lợi nhuận. Các hoạt động đầu tư dài hạn vào TSCĐ và TSLĐ thường xuyên phải được tài trợ ổn định: dài và trung hạn. Lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được chủ yếu phụ thuộc vào những tính toán về đầu tư dài hạn vào những tài sản thường xuyên. Do đó, tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp tối thiểu phải đủ bù đắp chi phí sử dụng vốn trung và dài hạn. Và kết quả hoạt động đầu tư nếu cao hơn mức sinh lời tối thiểu sẽ được coi là siêu lợi nhuận.

Như vậy, mỗi phương pháp tính toán khác sẽ cho ra một giá trị vô hình cá biệt tương ứng. Nguyên nhân xuất phát từ quan niệm về chi phí cơ hội của các nhà đầu tư là khác nhau.

Ưu điểm:

 Phương pháp định lượng Goodwill là một trong những phương pháp hiếm hoi xác định giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp. Đồng thời có cơ sở lý luận đáng tin cậy. Cách thức tính toán này nêu bật lên quan điểm cho rằng doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh được cấu thành từ hai yếu tố: vô hình và hữu hình. Quả thực vậy, nếu không tính đến giá trị vô hình của doanh nghiệp sẽ là một thiếu sót.

 Dựa trên công thức ta có thể nhận thấy nhà định giá có thể bù trừ sai sót có thể xảy ra khi đánh giá lại giá trị tài sản thuần. Vì nếu NAV

được đánh giá cao sẽ làm giảm giá trị GW và ngược lại, nếu đánh giá thấp giá trị của các tài sản thì sẽ được bù đắp một phần bằng giá trị GW tăng lên.

 Phương pháp này dựa trên cơ sở có tính đến cả lợi ích của người mua và người bán. Công thức tính toán hàm chứa một điều: Người mua doanh nghiệp là nhằm thu được khoản lợi nhuận cao hơn mức sinh lời bình thường của một tài sản, chứ không phải mua lấy những tài sản hiện hành. Bao hàm trong đó là quan niệm về mức sinh lời tối thiểu của một đồng vốn đưa vào đầu tư. Đó là cơ sở cho mọi quyết định đầu tư.

Hạn chế:

 Siêu lợi nhuận chỉ ra khả năng sinh lời có thực của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường, dưới sự tác động của quy luật cạnh tranh, quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân thì doanh nghiệp khó có thể duy trì lợi thế đó một cách lâu dài. Tức là ta sẽ gặp khó khăn trong việc dự đoán độ dài thời gian thu được siêu lợi nhuận. Tác động bên ngoài doanh nghiệp:xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới, thay đổi công nghệ,… có nguy cơ làm mất siêu lợi nhuận của doanh nghiệp là khó dự đoán.

 Do đây là sự kết hợp giữa xác định giá trị tài sản thuần (NAV) và giá trị lợi thế thương mại nên cũng không thể tránh khỏi những hạn chế vốn có.

 Sử dụng công thức tính toán ta cần có sự thận trọng khi xác định r. Vì khi thay đổi r thì lợi nhuận sẽ thay đổi lớn bởi một lượng At thay đổi theo. Nói cách khác, GW có biên độ dao động lớn trước r. Sự thận trọng khi sử dụng công thức sẽ tránh dẫn đến kết luận sai lầm về giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA TẠI VIỆT NAM.doc.DOC (Trang 25 - 29)