Phương pháp định giá dựa vào chỉ số PER

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA TẠI VIỆT NAM.doc.DOC (Trang 29 - 33)

Đây là một phương pháp mang nặng tính kinh nghiệm nhưng lại được sử dụng một cách phổ biến trên các thị trường tài chính thế giới để ước lượng nhanh giá trị của một chứng khoán.

Bản chất của tỷ số PER

Ta cần có những nhận định cơ bản về giá cả chứng khoán trước khi đề cập đến tỷ số này:

 Giá cả chứng khoán chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau: cung cầu chứng khoán, đầu cơ, các động thái với mục đích thâu tóm,…Vì vậy, giá cả chứng khoán thường không phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp.

 Thị trường chứng khoán hoàn hảo cần thỏa mãn một số điều kiện sau:

• Vô số người mua và bán

• Các loại chứng khoán thay thế hoàn hảo cho nhau

• Thông tin hoàn hảovà chứng khoán lưu thông tự do

• Người mua có thể mua bán vào bất kỳ lúc nào, nơi nào

Trong thị trường chứng khoán hoàn hảo, giá cả chứng khoán chỉ phản ánh cung cầu thuần túy thì có thể sử dụng để ước lượng giá trị của doanh nghiệp.

 Giá cả chứng khoán trên thị trường hoàn hảo là sự đánh giá của thị trường về khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Người ta bỏ tiền ra mua cổ phiếu là để đánh đổi lấy các khoản lợi tức do cổ phiếu của doanh nghiệp mang lại.

d1 d2 d3 dn Vn V0 = + + + ….+ +

(1+i) (1+i)2 (1+i)3 (1+i)n (1+i)n dn : là cổ tức thu được hàng năm

Vn: là giá trị bán lại cổ phiếu vào năm n

Giả sử doanh nghiệp thu lợi nhuận là P hàng năm và dùng toàn bộ để chi trả cổ tức, ta có:

P P P P Vn V0 = + + + ….+ +

(1+i) (1+i)2 (1+i)3 (1+i)n (1+i)n Cho n ∞, ta có: V0 = i P = P × 1iVoP = i 1 Tỷ số P Vo

được gọi là tỷ số giá lợi nhuận, viết tắt là PER, và bằng nghịch đảo của tỷ suất hiện tại hóa (i): PER =

PVo Vo = i 1

PER thể hiện mối tương quan giữa giá giao dịch cổ phiếu trên thị trường với số lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư.

Phương pháp xác định

Theo những nhận định trên, nếu thị trường chứng khoán là một thị trường hoàn hảo, PER phản ánh trung thực, đáng tin cậy mối tương quan giữa giá trị hợp lý của một cổ phần với số lợi nhuận của doanh nghiệp, thì giá trị doanh nghiệp có thể tính qua:

Giá trị doanh nghiệp = Lợi nhuận dự kiến đạt được × PER (quá khứ)

Trong đó, PER có thể là thông tin của những công ty lớn được công bố thường xuyên trên thị trường, là tỷ số trung bình của các doanh nghiệp cùng một lĩnh vực kinh doanh có chứng khoán giao dịch trên thị trường. Và PER là con số của kỳ trước hay trong quá khứ.

Thực tế là không có thị trường chứng khoán hoàn hảo hay thỏa mãn các yêu cầu đề ra. Nhà đầu tư cũng không chỉ có khoản thu nhập là cổ tức, còn có chênh lệch giá,…Do đó để phương pháp này đem lại hiệu quả cao hơn, các nhà kinh tế khuyến cáo nên sử dụng kết hợp các chỉ số khác ở những doanh nghiệp có chứng khoán giao dịch trên thị trường và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự.

 Thiếu cơ sở lý thuyết rõ ràng, mang nặng tính kinh nghiệm. Dó đó, thiếu tính thuyết phục: giá cả giao dịch là mức giá trả cho lợi nhuận từ doanh nghiệp, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố đầu cơ. Và vì vậy, giá trị tính được không có độ tin cậy cao.

 Tỷ số PER của các doanh nghiệp khác nhau, ở doanh nghiệp này là 20, tức là được trả với giá gấp 20 lần, ở doanh nghiệp khác lại là 30. Và ta không lý giải được vì sao?

 Phương pháp này không đưa ra được cơ sở để các nhà đầu tư phân tích, đánh giá về khả năng tăng trưởng và rủi ro tác động tới giá trị doanh nghiệp.

Ưu điểm:

 Tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển, đây là một phương pháp định giá khá phổ biến. Tính phổ biến này là do nó cho phép ước lượng tương đối nhanh chóng giá trị doanh nghiệp, đảm bảo tính kịp thời trong việc ra quyết định của nhà đầu tư thiểu số trên thị trường cấp II.

 Bản chất của phương pháp này là sử dụng giá trị thị trường, so sánh trực tiếp để ước lượng giá trị doanh nghiệp. Đây hoàn toàn có thể là một phương pháp hiệu quả nếu thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, các yếu tố đầu cơ có thể giảm tới mức thấp nhất.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA TẠI VIỆT NAM.doc.DOC (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w