Năng suất lao động bình quân một lao động phản ánh đầy đủ nhất hiệu quả hoạt động của đội ngũ lao động và đây chính là chỉ tiêu năng suất lao động mà doanh nghiệp quan tâm nhất.
Công thức tính năng suất lao động bình quân W=Q/T
W: năng suất lao động bình quân một lao động Q: giá trị tổng sản lượng, doanh thu…
T: tổng lao động hao phí
Bảng 6:biến động năng suất lao động bình quân một lao động
Chỉ tiêu Năm2001 Năm2003 Năm2005 2003 so với 2001 2005 so với 2003 Tuyệt đối % tuyệt đối % Giá trị tổng sản lượng (triệu đ) 81319 91146 146496 9827 12.08 55350 60.73 Số lao động (người) 750 770 1100 20 2.67 330 42.86 Số ngày-người TTLV(ngày- người) 204750 210210 300300 5460 2.67 90090 42.86 Số giờ-người TTLV(giờ- người) 1556100 1639638 2342340 83538 5.37 702702 42.86 Wcn (triệu 108.43 118.37 133.18 9.95 9.17 14.81 12.51 27
đ/người/năm) Wngày(nghìn đ/ngày) 397.16 433.59 487.83 36.43 9.17 54.24 12.51 Wgiờ(nghìn đ/giờ) 52.26 55.59 62.54 3.33 6.37 6.95 12.51
Nguồn: Phòng kế hoạch - tổ chức sản xuất
Nhìn chung tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt cao nhất so với năng suất lao động của công nhân chính và năng suất lao động của công nhân sản xuất. Năng suất lao động bình quân năm 2001 là 108.43 triệu đồng/người/năm và đến năm 2003 là118.37 triệu đồng/người/năm, đặc biệt đên năm 2005 vừa qua thì đã đạt được 133.18 triệu đồng/người/năm, một con số rất đáng tự hào. Như vậy qua 2 năm từ 2001 đến 2003 năng suất bình quân một lao động đã tăng 9.95 triệu đồng/người/năm và tương ứng với tăng 9.17%,từ năm 2003 đến 2005 năng suất lao động tăng 14.81 triệu đồng/người/năm tương ứng với tăng 12.51% qua 2 năm. Đối với năng suất lao động giờ thì từ 2001 đến 2003 chỉ tăng được 3.33 nghìn đồng/giờ tương ứng với tăng 6.37% nhỏ hơn tốc độ tăng của năng suất lao động năm, từ năm 2003 đến năm 2005 năng suất lao động giờ tăng 6.95 nghìn đồng/giờ tương ứng với tăng 12.51% bằng với tốc độ tăng năng suất lao động ngày và năng suất lao động năm. Sở dĩ có sự chênh lệch giữa tốc độ tăng năng suất lao động giờ với tốc độ tăng năng suất lao động năm từ năm 2001 đến năm 2003 là do sự tăng lên của độ dài thực tế bình quân ngày làm việc, năm 2001 độ dài thực tế bình quân ngày làm việc là 7.6 giờ/ngày(ca) đến năm 2003 tăng lên 7.8 giờ/ngày(ca).
Người lao động của Xí nghiệp 3 đã hoàn thành rất tốt công việc nên năng suất lao động bình quân một lao động tăng đều đặn qua các năm từ 2001 đến 2005. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân nhiều hơn tốc độ tăng năng suất lao động công nhân chính và công nhân sản xuất chứng tỏ lao động quản lý, công nhân kỹ thuật, công nhân phụ và phục vụ làm việc rất hiệu quả
nên làm cho năng suất lao động bình quân của tất cả các loai lao động tăng với tốc độ cao nhất. Từ năm 2001 đến năm 2003 tăng 9.17% còn từ 2003 đến 2005 tốc độ tăng của năng suất lao động bình quân là 12.51% qua 2 năm, như vậy từ năm 2001 đến 2005 năng suất lao động đã tăng lên 22.83% qua 4 năm vậy tốc độ tăng năng suất lao động bình quân là 5.71%/năm.
Tình hình năng suất lao động cụ thể từng năm từ 2001 đến 2005 như sau:
Bảng năng suất lao động từ 2001 đến 2005
chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005
Wlđ bình quân 108.43 116.24 118.37 125.61 133.18
Tốc độ tăng Wlđbq so với năm 2001
0.00 7.20. 9.17 15.84 22.83
Nguồn: phòng kế hoạch - tổ chức sản xuất
0.005.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 (%) 1 2 3 4 5 năm Series1
Biểu đồ sự biến động của tốc độ tăng năng suất lao động bình quân từ năm 2001 đến năm 2005
Năng suất lao động bình quân các năm đều tăng từ năm 2001 đến 2005, tốc độ tăng năm 2005 đạt cao nhất là 22.83% so với năm 2001. Ta có biểu đồ sự biến thiên của tốc độ tăng năng suất lao động bình quân của các năm so với năm 2001 như sau:
3.Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của Xí nghiệp 3- Công ty 20