Các lợi thế so sánh nổi bật của Vùng

Một phần của tài liệu Vấn đề tổ chức các KCN ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (Trang 26 - 28)

IV- Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long

2.1.2. Các lợi thế so sánh nổi bật của Vùng

(1) Vùng KTTĐPN nằm ở vị trí địa kinh tế độc đáo, trung tâm giao lưu, mang ý nghĩa cả nước và cả khu vực Đông Nam Á; nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước, quốc tế và khu vực, có nhiều cửa ngõ vào - ra thuận lợi, cả về đường sông, đường sắt, đường biển, đường hàng không; có thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn nhất cả nước về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học - kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn của cả nước; có Vũng Tàu là thành phố cảng và dịch vụ công nghiệp nằm ở "Mặt tiền Duyên hải" ở phía Nam, là cầu nối và "cửa ngõ" lớn giao lưu kinh tế với thế giới; Bình Dương, Biên Hoà và khu vực dọc theo đường 51 có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, có trục đường xuyên Á chạy qua...; gần các vùng nguyên liệu nông nghiệp, cây công nghiệp tập trung quy mô lớn nhất cả nước; có nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là dầu khí, tạo điều kiện cho vùng có khả năng phát triển chuyên môn hoá cao, đồng bộ, có sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.

tầng, do đó vùng có điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển hơn hẳn các vùng khác. Vùng có hệ thống kết cấu hạ tầng khá đồng bộ, tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế, nguồn nhân lực dồi dào và có kỹ năng khá nhất, do đó là địa điểm có môi trường đầu tư hấp dẫn nổi trội.

(3) Vùng là trung tâm đầu mối dịch vụ và thương mại tầm cỡ khu vực và quốc tế, đặc biệt là dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, dịch vụ cảng... Đã hình thành mạng lưới đô thị vệ tinh phát triển xung quanh thành phố Hồ Chí Minh, liên kết bởi các tuyến trục và vành đai thông thoáng. Do đó vùng là địa bàn có sức hút mạnh đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, và thu hút lao động từ ngoài vùng vào.

(4) Là một vùng công nghiệp trọng yếu lớn nhất của cả nước, đã hình thành và liên kết mạng lưới các khu công nghiệp tập trung và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn và cơ bản như: khai thác và chế biến dầu khí, luyện cán thép, năng lượng điện, công nghệ tin học, hoá chất cơ bản, phân bón và vật liệu... làm nền tảng công nghiệp hoá của vùng kinh tế phía Nam và của cả nước và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

(5) Đã hình thành hệ thống đào tạo và trung tâm nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế có trình độ cao, đảm bảo đào tạo và cung cấp dịch vụ y tế cho cả vùng. Là một trong 2 vùng có khu công nghệ cao và trung tâm tin học, đào tạo và sản xuất phần mềm của cả nước.

(6) Vùng có nhiều diện tích để mở rộng, phát triển thêm các khu công nghiệp, khu đô thị mới, nhất là sau khi có quyết định bổ sung thêm 3 tỉnh, tạo điều kiện giải toả mật độ tập trung cao tại khu vực hạt nhân, đồng thời phát huy tác động đô thị hoá và công nghiệp hoá của hạt nhân sang các tỉnh lân cận. Vùng cũng là thị trường tiêu thụ có quy mô lớn nhất cả nước.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng lãnh thổ có nhiều điều kiện thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn nhất, phát triển năng động nhất cả nước đang đóng góp tích cực cho phát triển của cả khu vực phía Nam. Đồng thời có hệ thống đô thị, các khu công nghiệp đang trong quá trình phát triển vượt bậc. Với những tiềm năng, thế mạnh kể trên, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam xứng đáng “được tập trung đầu tư cao để trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển năng động nhất, có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh vượt trước, chuyển dịch cơ cấu nhanh so với các vùng khác trong cả nước, đi đầu trong một số lĩnh vực quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”.

Một phần của tài liệu Vấn đề tổ chức các KCN ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w