IV- Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long
2.2.1. Quy mô và cơ cấu ngành các khu công nghiệp ở vùng kinh tế
2.2.1.1. Tình hình chung
a/ Số lượng và quy mô
Đến năm 2012, vùng có 138 KCN và KCX được thành lập và đang hoạt động (46,4% số lượng các KCN của cả nước), trong đó bao gồm 135 KCN, 2 KCX và 1 khu CNC, diện tích đất tự nhiên là 50.798 ha.
Đây là vùng có số lượng KCN nhiều nhất cả nước, với quy mô các khu công nghiệp lớn, lớn nhất là KCN Phú Mĩ. So với các vùng KTTĐ còn lại trong cả nước ngoài đứng đầu về số lượng thì các KCN ở Vùng KTTĐPN đi đầu cả về chất lượng trong mỗi KCN.
Nhìn chung, các KCN triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng khá nhanh, các KCN hiện đang xây dựng cơ bản chủ yếu được thành lập trong 5 năm trở lại đây. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật của các KCN trong vùng được đánh giá là hiện đại và đồng bộ váo bậc nhất nước ta.
Năm 2013, công tác quản lý và hoạt động của các KCN, KKT tiếp tục thực hiện theo tinh thần Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 12/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ, tuân thủ chặt chẽ các điều kiện mở rộng, thành lập mới KCN, KKT.
Các KCN nói riêng và công nghiệp vùng KTTĐPN có cơ cấu đa ngành. Các KCN ở vùng có hầu hết tất cả các ngành công nghiệp. Các ngành công nghiệp này đều có trình độ phát triển khá cao, trong đó nổi lên một số ngành công nghiệp mũi nhọn trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ sản phẩm và trình độ công nghệ cao. Nếu căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, các ngành công nghiệp chủ yếu trong các KCN của vùng lần lượt bao gồm công nghiệp thực phẩm - đồ uống, công nghiệp hóa chất, dệt may – da giày, cơ khí, khai thác (dầu khí), điện tử - tin học…
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của các KCN ở Vùng KTTĐPN năm 2010 (%)
(Nguồn: Xử lí từ niên giám thống kê các tỉnh, thành phố Vùng KTTĐPN năm 2010)
b/ Tỉ lệ lấp đầy
Trong thời gian qua, Ban Quản lý các KCN, KCX và chính quyền địa phương tại Vùng KTTĐPN đã thực hiện nhiều biện pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tiến hành xúc tiến vận động đầu tư có hiệu quả. Các KCN Vùng KTTĐPN đạt tỷ lệ lấp đầy tương đối cao so với mặt bằng chung của cả nước, bình quân cho tất cả các khu đạt khoảng gần 60%, đặc biệt, một số KCN đã lấp đầy 100% như Biên Hòa II, Hố Nai, Tam Phước, Nhơn Trạch II (Đồng Nai), Việt Hương (Bình Dương), Linh Trung I, Bình Chiểu, Lê Minh Xuân, Tân Bình, Vĩnh Lộc, Cát Lái II (Tp. HCM), riêng các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ 78%, xấp xỉ tỷ lệ lấp đầy các KCN đã vận hành của cả nước. Hiệu quả sử dụng đất tại các KCN Vùng KTTĐPN khá cao, bình quân 1 ha đất công nghiệp đã cho thuê thu hút đựợc 3,87 triệu USD, cao hơn mức trung bình của cả nước (3,02 triệu USD/ha), so với các vùng khác trong cả nước tỉ lệ lấp đầy các KCN của Vùng đạt ở mức cao. Tuy nhiên, đây chưa thể coi là một kết quả khả quan. Bởi lẽ tỉ lệ diện tích được lấp đầy ở các KCN là không đồng đều giữa các khu và giữa các địa phương.
Trình độ kĩ thuật ở các KCN ngày càng được nâng cao với nhiều máy móc thiết bị hiện đại được nâng cấp và nhập ngoại. Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng cở các KCN Vùng KTTĐPN hiện đại bậc nhất cả nước với sự vượt trội về hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước...
Các KCN ở vùng KTTĐPN nguồn lao động với khoảng trên 750.00 người hoạt động ở nhiều ngành nghề khác nhau, chiếm khoảng 30% lao động trong cơ cấu lao động của vùng, chất lượng nguồn lao động luôn được nâng cao và được đánh giá cao hàng đầu cả nước.
d/ Thị trường
Thị trường của các khu công nghiệp ở vùng KTTĐPN rất đa dạng và ngày càng mở rộng. Vùng có dân số đông nên thị trường tại chỗ lớn và nhu cầu ngày càng lớn, nhu cầu ngày càng đa dạng và phát triển mạnh mẽ.
Thị trường xuất khẩu các sản phẩm từ các KCN của vùng đã phát triển rất mạnh mẽ trong thời gian qua. Không gian thị trường luôn được mở rộng, ngoài các thị trường quen thuộc như các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Đông Âu, hoạt động xuất khẩu sản phẩm công nghiệp của vùng đã vươn tới nhiều thị trường mới như khu vực Trung Đông, châu Đại Dương, châu Phi, đặc biệt trong đó có cả thị trường 1 số nước khó tính như Nhật Bản, Hoa Kì, EU…
2.2.1.2. Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) với 17 KCN các loại. Gồm 3 KCX và khu 1 CNC đầu tiên và hiện đại hàng đầu cả nước: KCX Linh Trung 1, 2, Tân Thuận, KCNC TP.HCM, và 13 khu công nghiệp. Tổng diện tích của các khu này là 4172,64ha hiện đã thu hút được 1200 dự án đầu tư vào sản xuất, với tổng số vốn đầu tư gần 4 tỉ USD, tỉ lệ lấp đầy tới năm 2013 đạt khoảng gần 90%. Các KCN ở đây không chỉ có vai trò to lớn tới phát triển kinh tế - xã hội ở TP. Hồ Chí Minh mà còn ảnh hưởng tới cả vùng KTTĐPN.
KCN Tân Tạo – Tp. Hồ Chí Minh
(Nguồn: Ảnh vệ tinh 2009, TCMT tổng hợp)
Vốn đầu tư nước ngoài thu hút tăng chủ yếu là do một số dự án đầu tư mở rộng sản xuất có kế hoạch từ trước. Các doanh nghiệp này được hỗ trợ từ Công ty mẹ và sản phẩm có khách hàng thường xuyên, ít bị tác động bởi sự suy giảm của thị trường.
Danh sách các khu công nghiệp, khu chế xuất ở thành phố Hồ Chí Minh (năm 2013) STT Tên KCN Vị trí Diện tích (ha) Tỉ lệ lấp đầy 1 Khu chế xuất Linh Trung I Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh (cách trung tâm thành phố 16 km) 62 100% 2 Khu chế xuất Linh Trung II Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh (cách trung tâm thành phố 15 km) 61,7 100% 3 Khu chế xuất Tân Thuận Quận 7, TP. Hồ Chí Minh (cách trung tâm thành phố 4 km) 300 81%
TP. Hồ Chí Minh
TP.HCM
5 Khu công
nghiệp An Hạ
Tọa lạc tại hai xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP. HCM - Cách trung tâm thành phố 22km. - Cách sân bay Tân Sơn Nhất 20 km - Cách cảng Hiệp Phước 27km. 123,51 23,22% 6 Khu công nghiệp Bình Chiểu Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh (cách trung tâm thành phố 15 km) 27,34 100% 7 Khu công nghiệp Cát Lái II Quận 12, TP. Hồ Chí Minh (cách trung tâm thành phố 11 km) 124 88,74% 8 Khu công nghiệp Đông Nam
Tọa lạc tại hai Xã Bình Mỹ và Hòa Phú,Huyện Củ Chi, TP. HCM 342,53 27,68% 9 Khu công nghiệp Hiệp Phước Huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh (cách trung tâm thành phố 15 km) 311,4 (giai đoạn 1) và 597 (giai đoạn 2) 91,61% (giai đoạn 1) và 6% (giai đoạn 2) 10 Khu công nghiệp Hòa Phú Tỉnh lộ 8, xã Hòa Phú, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, Tp.HCM
- Cách trung tâm thành phố 40km. - Cách sân bay Tân Sơn Nhất 30km
- Cách cảng biển 44km.
11 Khu công nghiệp Lê Minh Xuân
Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh (cách trung tâm thành phố 18 km)
100 100%
12 Khu công nghiệp Tân Bình
Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh (cách trung tâm thành phố 10 km) 29,96 (giai đoạn 1: 105,95 - giai đoạn 2: 21,04 ) 100% 13 Khu công nghiệp Tân Phú Trung
Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh (cách trung tâm thành phố 18 km)
542,64 24%
14 Khu công nghiệp Tân Tạo
Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh (cách trung tâm thành phố 12 km) 380,15 87,7% 15 Khu công nghiệp Tân Thời Hiệp Quận 12, TP. Hồ Chí Minh (cách trung tâm thành phố 15 km) 28,41 100% 16 Khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi
Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh (cách trung tâm thành phố 32 km)
220 97,3%
17 Khu công nghiệp Vĩnh Lộc
Vĩnh Lộc (giai đoạn 1): Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh (cách trung tâm thành phố 12 km) Vĩnh Lộc (mở rộng): Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh (cách trung tâm thành phố 12 km) Vĩnh Lộc (giai đoạn 1): 203,18 Vĩnh Lộc (mở rộng): 506 100%
Các dự án mới trong và ngoài nước chủ yếu là những dự án vừa và nhỏ với ngành nghề chủ yếu thuộc lĩnh vực phụ trợ, chủ yếu là thuê nhà xưởng xây
nghiệp đang hoạt động khó khăn. Do đó, vốn đầu tư của dự án thấp để hạn chế rủi ro đầu tư hoặc đầu tư để tìm hiểu thị trường mới tại Việt Nam.
Về quốc gia đầu tư, các dự án mới nước ngoài chủ yếu là những dự án tại những quốc gia đã có dự án đầu tư tại Việt Nam, tiếp thu kinh nghiệm quản lý của những doanh nghiệp đi trước và được hỗ trợ từ những doanh nghiệp trong cùng tập đoàn. Các dự án cấp mới có quốc gia đầu tư là Singapore, Úc, Đức, Nhật và Mỹ với ngành nghề đầu tư thuộc lĩnh vực: cơ khí, dược phẩm, nhựa và thực phẩm... và hiện nay phát triển mạnh một số ngành mới là điện tử, hóa chất, tin học… Các quốc gia khác vẫn đang trong giai đoạn tìm hiểu môi trường và cơ hội đầu tư.
Các doanh nghiệp trong KCX tiếp tục phát triển ổn định. Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013 tăng 12% so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế trong nước vẫn còn khó khăn, các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn và thị trường tiêu thụ, tập trung vào các doanh nghiệp nội địa vừa và nhỏ ở các KCN.
Nổi bật trong các KCX, KCN có vai trò quan trọng hàng đầu trong các KCN ở thành phố Hồ Chí Minh là KCX Tân Thuận. KCX Tân Thuận là 1 trong những KCX, KCN đầu tiên được hình thành ở nước ta. Hiện nay đã và đang đạt được những hiệu quả lớn về kinh tế - xã hội trong thành phố, trong vùng và cả nước.
KCX Tân Thuận – Tp. Hồ Chí Minh, KCX đầu tiên của Việt Nam, thành lập năm 1991
KCX Tân Thuận thành lập năm 1991, có vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, nằm trên địa bàn quận 7 với diện tích 300ha, tỉ lệ lấp đầy đạt 81%. Vốn đầu tư đăng kí đạt gần 1 tỉ USD năm 2010, với 11 quốc gia đầu tư, chủ yếu là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông…
KCX Tân Thuận đã giải quyết hơn 60 nghìn việc làm cho người lao động với nhiều ngành nghề hiện đại khác nhau, trong đó chủ yếu là lao động nữ. Cái được lớn hơn của việc thu hút việc làm cho người lao động chính là điều kiện đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề, trình độ cho người công nhân, khả năng quản lý cho cán bộ Việt Nam.
Riêng năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của KCX đạt trên 1 tỉ USD. Hiện nay KCX Tân Thuận được bình chọn là 1 trong những KCN, KCX hấp dẫn các nhà đầu tư hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Những thành tựu trong hình thành, phát triển các KCN, thu hút đầu tư của Tp. HCM trong thời gian qua là rất đáng ghi nhận. Tp. HCM vừa là đầu tàu, vừa
là hạt nhân phát triển của Vùng và cả nước. Đóng góp 30% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Trong thời gian tới, với những lợi thế mà mình có được, Tp. HCM tập trung nguồn lực đẩy mạnh thu hút đầu tư vào những ngành công nghiệp công nghệ cao.
2.2.1.3. Đồng Nai
Toàn tỉnh có 30 khu công nghiệp tập trung, tỷ lệ các khu công nghiệp này hiện đã lấp đầy trên 70%, hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp và thoát nước đã tương đối hoàn chỉnh. Hiện nay toàn tỉnh quy hoạch đã được phủ kín, hiện đang lập quy hoạch công trình ngầm trên địa bàn thành phố Biên Hòa. Toàn tỉnh đã xong quy hoạch quản lý xử lý chất thải rắn, có 14 khu xử lý rác, dự kiến năm 2014 xây dựng 09 khu xử lý rác thải tập trung trong đó 06 nhà máy sử dụng công nghệ đốt kết hợp chôn lấp. Sau khi tìm hiểu về các cơ chế, chính sách trong quản lý, đoàn đã được Sở Xây dựng dẫn đoàn đi thăm một số khu công nghiệp như KCN Đồng Nai I, Đồng Nai II, KCN Long Bình.
Đồng Nai là một trong những địa phương về đích sớm trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2013, đặc biệt các KCN trong tỉnh đã thu hút được nhiều dự án có công nghệ cao, ít tác động đến môi trường. Đồng Nai là tỉnh có khả năng thu hút đầu tư nước ngoài cao nhất cả nước.
Tính đến hết năm 2013, tổng số vốn FDI đăng ký ở Đồng Nai đã đạt hơn 1,6 tỷ USD, vượt khá xa so với chỉ tiêu đề ra đầu năm (800 triệu - 1 tỷ USD), trong đó cấp mới 78 dự án với tổng vốn đăng ký trên 834 triệu USD, chủ yếu là các dự án nằm trong KCN; 73 dự án tăng vốn với tổng vốn tăng gần 774 triệu USD. Hiện đã có gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Đồng Nai, đứng đầu là: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…
Tỉnh Đồng Nai đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch giai đoạn đến năm 2015 - 2020 hình thành 35 KCN, với tổng diện tích đất là 12.055 ha. Tính đến nay, tỉnh đã có 30 KCN được thành lập với tổng diện tích 9.832,02 ha, đất công nghiệp có thể cho thuê là 6.485,54 ha, đã cho thuê 4.122 ha, đạt tỷ lệ
63,56% diện tích đất công nghiệp cho thuê. Các KCN đã thành lập và vận hành có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Danh sách các khu công nghiệp ở Đồng Nai tính đến năm 2013
STT Tên KCN Vị trí Diện tích (ha)
1 AMATA P.Long Bình - TP Biên Hòa - Đồng Nai
494 2 BIÊN HÒA II P.Long Bình Tân - TP Biên Hòa -
Đồng Nai
365 3 GÒ DẦU Xã Phước Thái, H.Long Thành,
Đồng Nai
184 4 LOTECO P.Long Bình - TP Biên Hòa - Đồng
Nai
100 (bao gồm 13ha KCX)
5 NHƠN
TRẠCH III
Xã Hiệp Phước - H.Nhơn Trạch - Đồng Nai 688 ha 6 NHƠN TRẠCH II Xã Phú Hội - H.Nhơn Trạch - Đồng Nai 347 7 NHƠN TRẠCH I
Xã Hiệp Phước - H.Nhơn Trạch - Đồng Nai
430 8 SÔNG MÂY Đường 767 - X.Bắc Sơn -
H.Trảng Bom - Đồng Nai
474 9 HỐ NAI Xã Hố Nai 3 - H.Trảng Bom -
Đồng Nai
497 10 BIÊN HÒA I P.An Bình - TP Biên Hòa - Đồng
Nai 335 11 DỆT MAY NHƠN TRẠCH Xã Phước An - H.Nhơn Trạch - Đồng Nai 184 12 NHƠN TRẠCH V
Xã Long Tân - H.Nhơn Trạch - Đồng Nai
302
13 TAM
PHƯỚC
Xã Tam Phước - H.Long Thành - Đồng Nai