IV- Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long
2.1.3. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng KTTĐPN
Tổng sản phẩm trong nước của vùng KTTĐPN tăng khá nhanh. Nếu như năm 2000 GDP của vùng đạt 156.620 tỉ đồng (tính theo giá thực tế), chiếm 35,5% GDP của cả nước thì đến năm 2010 đã tăng lên 808.062 tỉ đồng và 40,8%.
Tốc độ tăng trưởng GDP của vùng giao đoạn 2001-2005 là 11,6%/năm và giai đoạn 2006-2010 đạt 10,2%/năm. So với mức bình quân của cả nước (tương ứng là 7,5% và 7,02%) thì tốc độ tăng trưởng của vùng gấp 1,55 lần giai đoạn 2001-2005 và 1,45 lần giai đoạn 2006-2010.
Về tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hằng năm trong giai đoạn 2001- 2010, Bình Dương có tốc độ tăng trưởng cao nhất (14,8%), tiếp theo là Tây Ninh (14,2%), Bình Phước (13,3%), Đồng Nai (13,2%), thấp nhất là Bà Rịa – Vũng Tàu (7,1%).
Trong vùng có sự chênh lệch rất lớn về GDP/người giữa các tỉnh và thành phố. Bà Rịa – Vũng Tàu có GDP/người cao nhất trong vùng và cả nước với 149,2 triệu đồng, tiếp đến là tp. Hồ Chí Minh là 56,2 triệu đồng, thấp nhất là Tiền Giang 21,0 triệu đồng và Bình Phước 19,2 triệu đồng.
Như vậy, trong những năm qua, vùng KTTĐPN đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. GDP bình quân cao và liên tục tăng trong điều kiện vùng còn gặp nhiều khó khăn và thử thách là một thành quả rất đáng khích lệ. Tuy vậy, khoảng cách quá xa giữa các tỉnh và thành phố có thu nhập cao với các tỉnh có thu nhập thấp lại thể hiện sự phân hóa giàu nghèo khá sâu sắc. Điều đó đòi hỏi phải có những phương hướng phù hợp nhằm giảm sự chênh lệch giàu nghèo, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Bảng GDP bình quân theo đầu người của các tỉnh, thành phố trong Vùng KTTĐPN (đơn vị: triệu đồng)
Tỉnh, thành phố Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Toàn vùng 11,6 23,1 45,7 Bà Rịa – Vũng Tàu 50,6 110,8 149,2 TP. Hồ Chí Minh 14,4 26,5 56,2 Tây Ninh 4,1 9,8 30,3 Bình Dương 7,8 13,5 30,1 Đồng Nai 6,6 13,6 29,5 Long An 4,5 8,3 23,1 Tiền Giang 4,3 7,8 21,0 Bình Phước 3,2 7,7 19,2