Đào tạo nguồn nhân lực cho các KCN

Một phần của tài liệu Vấn đề tổ chức các KCN ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (Trang 73 - 76)

IV- Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long

3.2.5.Đào tạo nguồn nhân lực cho các KCN

13 KHU CÔNG NGHIỆP ĐẤT ĐỎ

3.2.5.Đào tạo nguồn nhân lực cho các KCN

Đào tạo nguồn nhân lực có ý nghĩa rất lớn đến sự thỡnh công trong phát triển nói chung và phát triển các KCN nói riêng. Căn cứ vào quy hoạch phát triển các KCN vùng KTTĐPN các địa phương cần hoạch định phương hướng đào tạo để đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển. Để công tác này đạt hiệu quả, sự phối hợp giữa các địa phương trong vùng là rất cần thiết. Sự sắp xếp, thành lập mới các cơ sở đào tạo trên địa bàn vùng sẽ vừa đáp ứng được nhu cầu lại không tạo nên sự chồng chéo, lãng phí trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.

KẾT LUẬN

Quá trình hình thành phát triển mô hình KCN trên Thế giới và ở Việt Nam có nơi thành công, có nơi thất bại. Thành công vang dội nhất về loại hình kinh tế này phần lớn ở các nước Châu Á, trong đó chúng ta cần đặc biệt chú ý đến các bài học kinh nghiệm của Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan trong việc xây dựng các KCN, KCX, đặc khu kinh tế.

Phát triển các KCN ở Việt Nam nói chung, Vùng KTTĐPN nói riêng đã thể hiện sự đúng đắn trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước về tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Các KCN ra đời, phát triển góp phần đổi mới cơ chế quản lý trên tất cả các lĩnh vực đầu tư, thương mại, tài chính, ngân hàng, hải quan, môi trường, lao động, v.v... chuẩn bị cho Vùng KTTĐPN và cả nước hội nhập quốc tế; thay đổi phong cách quản lý ngày càng tiên tiến hơn, hiện đại hơn, xây dựng một phong cách quản lý kiểu mới.

Các KCN hiện nay hình thành đồng thời gắn với việc hình thành các đô thị hiện đại với cơ sở hạ tầng xã hội hoàn chỉnh, bao gồm: Trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, các cơ sở phúc lợi xã hội phục vụ đời sống dân cư trong vùng có khu kinh tế, KCN là một thực thể kinh tế xã hội hiện đại, hoàn chỉnh.

Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp cùng cới sự phát triển của các KCN, KCX không thể chỉ nghiên cứ tách rời, độc lập với các lĩnh vực khác của các địa phương, đặc biệt là sự gắn kết giữa các doanh nghiệp trong KCN, giữa các KCN với nhau và giữa các địa phương trong vùng. Chính vì vậy cần phải phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những khó khăn đang mắc phải để đưa các KCN nói riêng và toàn ngành công nghiệp nói chung của Vùng KTTĐPN đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong vị trí là đầu tàu, là động lực cho cả nước phát triển đi lên, góp phần thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hòa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Một phần của tài liệu Vấn đề tổ chức các KCN ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (Trang 73 - 76)