Định hướng, khả năng phát triển trong tương lai các KCN của Vùng KTTĐPN

Một phần của tài liệu Vấn đề tổ chức các KCN ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (Trang 68 - 71)

IV- Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long

13 KHU CÔNG NGHIỆP ĐẤT ĐỎ

3.1. Định hướng, khả năng phát triển trong tương lai các KCN của Vùng KTTĐPN

3.1. Định hướng, khả năng phát triển trong tương lai các KCN của Vùng KTTĐPN KTTĐPN

Theo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong thời gian tới sẽ tập trung phát triển vùng KTTĐPN thành vùng kinh tế có mức phát triển cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Đây sẽ là vùng kinh động lực đầu tàu phát triển toàn diện về mọi mặt, có hệ thống đô thị tổng hợp tầm quốc gia và khu vực. Đặc biệt, xây dựng TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế tổng hợp đa chức năng, phát triển mạnh về dịch vụ, công nghiệp, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, xây dựng đồng loạt các tiểu vùng kinh tế như: Tiểu vùng Đông Bắc (Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu), tiểu vùng Tây Bắc (Tây Ninh, Bình Phước), tiểu vùng Tây Nam (Long An, Tiền Giang). Các tiểu vùng kinh tế chú trọng ưu tiên phát triển nhanh các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, tiết kiệm nguyên liệu và tạo giá trị gia tăng cao. Chuyển hướng mạnh mẽ từ phát triển công nghiệp theo chiều rộng sang hiện đại với hàm lượng khoa học công nghệ cao. Ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin trở thành ngành mũi nhọn.

Riêng về KCN, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến 2015 và định hướng đến 2020, trong đó, Vùng KTTĐPN được thỡnh lập mới các KCN như sau: Bà Rịa Vũng Tàu thêm 1 KCN diện tích 400ha; Bình Dương thêm 3 KCN, diện tích 850ha; Bình Phước thêm 5 KCN, diện tích 2450ha; Đồng Nai thêm 8 KCN, diện tích 2910ha; Tây Ninh thêm 1 KCN, diện tích 375ha; Tp. HCM thêm 1 KCN, diện tích 162 ha; Long An thêm 10 KCN, diện tích 3964ha và Tiền Giang thêm 1 KCN diện tích 290 ha.

Trong giai đoạn hiện nay, kinh tế Vùng KTTĐPN nói chung, ngành công nghiệp nói riêng có những điều kiện thuận lợi cơ bản để tiếp tục phát triển, đó là: Đảng vỡ Nhà nước đã khẳng định chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của kỳ kế hoạch mới; nhiều dự án đầu tư trong công nghiệp đã hoặc sắp hoàn thành sẽ phát huy năng lực sản xuất

trong giai đoạn tới; nhiều cơ hội mới về thị trường được mở ra; môi trường đầu tư; môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng, thuận lợi... Cụ thể là:

Thứ nhất: Việt Nam đang nhanh chóng hội nhập nền kinh tế toàn cầu, đã

trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), đây là một cơ hội rất tốt cho thu hút các luồng đầu tư nước ngoài cũng như trong nước. Với những hiệp định thương mại Việt Nam đã tham gia ký kết đa phương cũng như song phương với các tổ chức quốc tế và các nước sẽ tạo thêm nhiều cơ hội tìm kiếm, phát triển thị trường cho các doanh nghiệp để mở rộng sản xuất, tăng tốc đầu tư.

Thứ hai: Vùng KTTĐPN với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, dân số,

mức thu nhập dân cư,... đang và sẽ là một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Các nhà đầu tư tới đây không chỉ nhằm vào thị trường của Vùng hiện tại mà thực chất thị trường tiềm năng trong tương lai của cả nước, của khu vực là mục tiêu lớn hơn của họ. Do đó, việc lựa chọn đầu tư để tổ chức sản xuất kinh doanh trong các KCN sẽ dễ dàng hơn cho việc đáp ứng các mục tiêu thị trường của các doanh nghiệp.

Thứ ba: Vùng KTTĐPN nhiều năm qua luôn giữ vị trí là trung tâm công

nghiệp lớn của cả nước. Trong những năm qua, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động ở đây đã từng bước làm quen, thích nghi và ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn trong môi trường sản xuất kinh doanh với những đặc điểm của nền kinh tế thị trường... trong đó, quá trình cạnh tranh này đã tạo ra một lợi thế lớn cho các doanh nghiệp của các địa phương trong vùng; các doanh nghiệp này đã tích luỹ được những kinh nghiệm, những bài học về quản lý sản xuất kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực, các phương pháp cạnh tranh v.v... Từ đó, sự năng động, nhạy bén, táo bạo, quyết liệt... là những đặc điểm nổi trội của các doanh nghiệp ở đây.

Thứ tư: Kinh nghiệm thành công trong việc xây dựng các KCN, KCX và

thích hợp nhất cho Vùng KTTĐPN.

Thứ năm: Vùng KTTĐPN có hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ,

đường hàng không, cảng sông, biển, cùng với hệ thống bưu chính viễn thông đang trên đà phát triển rất mạnh... Đây là những điều kiện quan trọng cho KCN của địa phương tiếp tục phát triển và thu hút mạnh mẽ đầu tư trong thời gian tới.

Thứ sáu: Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề và các trường

trung học chuyên nghiệp của địa phương đã vỡ đang đào tạo, cung cấp nguồn lao động có chuyên môn cho các KCN, mặt khác Vùng KTTĐPN cũng là nơi thu hút một lực lượng lớn các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, chuyên gia, kỹ thuật viên giỏi của cả nước.

Một phần của tài liệu Vấn đề tổ chức các KCN ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w