Về tác động môi trường và an toàn lao động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh ở Nghệ An đến năm 2020.DOC (Trang 39 - 43)

II. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC

1994 đến nay

2.5. Về tác động môi trường và an toàn lao động

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có hơn 30 mỏ đá vôi trắng đang được khai thác, tuy nhiên dây chuyền công nghệ khai thác và chế biến đá tại phần lớn các cơ sở này đều cũ và lạc hậu, không được trang bị hút bụi tại nhiều công đoạn nên đã gây ô nhiễm môi trường tại khu vực lân cận.

Nồng độ bụi do các cơ sở này thải ra gấp nhiều lần co phép, thậm chí có những khu vực nồng độ bụi cao gấp 9 lần tiêu chuẩn cho phép như nghiền, sàng...Bên cạnh đó, các cơ sở này còn thải ra môi trường một lượng lớn khí độc hại như CO, SO2... đây là những khí rất độc hại đối với môi trường và người lao động chính cơ sở này. Mức độ tiếng ồn của các cơ sơ này cũng luôn cao hơn nhiều lần tiêu chuẩn cho phép do tiếng mịn nổ. Nguyên nhân là do công nghệ khai thác đá của các cơ sở này chủ

yếu là nổ mìn kết hợp với lao động thủ công, không được trang bị những thiết bị hút bụi tiên tiến, trong khi đó hầu hết các công đoạn của quá trình khai thác và chế biến đá đều phát sinh bụi từ nổ mịn, khoan phá đá, nghiền sàng, chuyên chở...

Để từng bước giảm bớt nồng độ bụi, khí thải và tiếng ồn do các cơ sở khai thác và chế biến đá gây ra, Bộ xây dựng đã có văn bản yêu cầu các cơ sở bên cạnh việc áp dụng những công nghệ tiên tiến trong khai tháccũng như đầu tư lắp đặt hệ thống hút bụi tại tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất, cần thực hiện một số giải pháp hạn chế sự lan toả bụi và tiếng ồn ra môi trường xung quanh như tưới rửa hệ thống đường vận chuyển nội bộ, trồng cây xanh, các xe vận chuyển nguyên vật liệu phải được che kín...Bộ xây dựng cũng khuyến khích các cơ sở sử dụng thuốc nổ an toàn giảm rung động và ít phát sinh khí độc hại vào môi trường, sử dụng chất phụ gia bổ sung vào nhiên liệu xăng dầu nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm thiểu các chất thải khí gây ô nhiễm môi trường như CO, HC, SO2...

Tuy nhiên, việc chỉ có văn bản yêu cầu của Bộ xây dựng có thể chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm trong các đơn vị khai thác và chế biến đá. Bộ chủ quan và đơn vị cấp phép nên chẳg quy định chỉ cấp phép cho các cơ sở dùng công nghệ loại nào, đầu tư vốn bao nhiêu để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường về tiếng ồn và khói bụi.

Qua kiểm tra đánh giá cho thấy các đơn vị khai thác hầu hết đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường, có bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc bản kê các hoạt động có ảnh hưởng môi trường và trong báo cáo đánh giá tác động môi trường các tổ chức doanh nghiệp đã đưa ra các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường để khống chế, phòng ngừa giảm thiểu một cách tối đa. Song việc thực hiện chỉ có công ty Liên doanh Việt Nhật là tương đối nghiêm túc còn lại các đơn vị không thực hiện chế độ giám sát, quan trắc; Một số cơ sở có giải pháp xử lý nhưng mang tính tạm thời không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật xử lỹ ô nhiễm, thậm chí còn có cơ sở không có thủ tục cấp phép đã khai thác dẫn đến phá vỡ cảnh quan môi trường, nhất là hệ sinh thái rừng. Hầu hết các cơ sở chưa ký quỹ môi trường, chưa có kế hoạch đầu tư sau khi được cấp phép khai thác mỏ, chưa làm thủ tục thuê đất hoặc có một số trường hợp huyện xã cũng cấp phép khai thác.

Đối với các cơ sở chế biến: Nhìn chung các cơ sở chế biến đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường và các thủ tục cấp giấy phép sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đã đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường khá chi tiết và đầy đủ nhất là chế độ tự quan trắc, giám sát môi trường về nước thải, không khí, chất thải rắn và đều có

cam kết thực hiện các điều đã đăng ký trong bản đăng ký đảm bảo môi trường. Song trong thực tế có một số đơn vị đã không thực hiện đầy đủ, đúng như đã cam kết trong bản đăng ký. Nhiều đơn vị do sản xuất trong khu dân cư đã dẫn đến nhiều đơn như như khiếu nại của nông dân nhất là khu vực Trung Đô, Bến Thuỷ của Thành phố Vinh.

Hầu hết các đơn vị sản xuất bột đá chưa có hệ thống xử lý bụi đạt yêu cầu, chủ yếu vẫn là dây ống lọc bụi, có nơi không có, còn chế độ phun nước thì hầu như không có đơn vị nào làm.

Về công tác đảm bảo an toàn đối với khai thác và chế biến đá vôi trắng: Hầu hết các doanh nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng chưa khai thác theo đúng thiết kế, trang bị bảo hộ lao động còn thiếu thốn, các biện pháp phòng chống cháy nổ còn yếu và nội quy an toàn lao động vẫn chưa được chấp hành một cách đầy đủ. Sau đây chúng ta có biểu đánh giá an toàn lao động của các đơn vị khai thác - chế biến đá vôi trắng trên địa bàn.

Bảng 8: Biểu đánh giá ATLĐ các đơn vị khai thác - chế biến năm 2008

TT Tên DN KT-CB KT-CB theo thiết kế Trang bị BHLD Giảm ô nhiễm Biện pháp PCC Nội quy ATLĐ

Tốt TB Yếu Tốt TB Yếu Tốt TB yếu Tốt TB Yếu Tốt TB Yếu

1 Cty TNHH Toàn Thắng + + + + +

2 Cty TNHH Tân Đại Thành + + + + +

3 Cty TNHH Thành Trung + + + + +

4 Cty TNHH Lam Hồng + + + + +

5 DN tư nhân Quang Phú + + + + +

6 DN tư nhân Hải Hà + + + +

7 Cty CP An Sơn + + + + 8 HTX Tứ Lộc + + + + + 9 HTX Hợp Thịnh + + + + + 10 HTX Liên Hợp + + + + + 11 HTX Thành Công + + + + + 12 HTX Đồng Tiến + + + + + 13 HTX Thanh An + + + + + 14 Cty TNHH Tân An + + + + +

15 Liên Doanh Việt Nhật + + + + +

16 Liên Doanh DMC + + + + +

17 Cty TNHH Trung Đức + + + + +

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh ở Nghệ An đến năm 2020.DOC (Trang 39 - 43)