Giải pháp tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh ở Nghệ An đến năm 2020.DOC (Trang 62 - 67)

II. Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vô

7. Giải pháp tổ chức thực hiện

7.1. UBND tỉnh

Phê duyệt và công bố quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác và chế biến đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Ban hành kịp thời các quy định về hoạt động khoáng sản trên địa bàn.

Tăng cường chỉ đạo các ngành, các cấp, UBND huyện thị trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên đá vôi trắng, bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản

Có giải pháp củng cố cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động quản lý tài nguyên đá vôi trắng và bảo vệ môi trường.

Thành lập hội đồng đánh giá trữ lượng tài nguyên đá vôi trắng ở cấp tỉnh.

7.2. Sở tài nguyên môi trường

Củng cố và hoàn thiện tổ chức, hoạt động quản lý nhà nước và thanh tra nhà nước về tài nguyên đá vôi trắng và bảo vệ môi trường.

Phối hợp với các sở: Công Thương, xây dựng soạn thảo và trình UBND tỉnh phê duyệt quy chế quản lý các hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường.

Chấn chỉnh lại việc cấp phép khai thác tài nguyên theo luật định và theo định hướng của cơ quan nhà nước

7.3. Sở công thương

Tổ chức và hoàn thiện công tác quản ký khai thác đá vôi trắng trên địa bàn trong phạm vi quản lý của mình.

Chấn chỉnh và quản lý chặt chẽ việc thiết kế và thực hiện thiết kế khai thác mỏ, các quy trình, quy phạm trong khai thác mỏ và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

Phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở kế Hoạch và Đầu tư làm công tác xúc tiến đầu tư.

Tham gia thẩm định các dự án, thiết kế khai thác và chế biến đá vôi trắng, các báo cáo tác động môi trường của các dự án khai thác và chế biến đá vôi trắng.

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành trong tỉnh xây dựng các chính sác ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khoáng sản bằng nguồn vốn ngân sách.

7.4. Sở kế hoạch và đầu tư

Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan đến hoạt động khoáng sảnthực hiện công tác xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực khai thác và chế biến đá vôi trắng.

Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng phần cứng cho các hoạt động khai thác và chế biến đá vôi trắng.

7.5. Công an tỉnh

Giúp UBND tỉnh giám sát chặt chẽ việc lưu thông, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn; phát hiện, báo cáo và đề xuất giải pháp xử lý về các vấn đề liên quan về hoạt động khai thác và chế biến đá vôi trắng với các cơ quan quản lý nhà nước.

Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về mô trường của các đơn vị hoạt động khoáng sản.

7.6. UBND cấp huyện

Tổ chức tốt việc bảo vệ tài nguyên đá vôi trắng chưa được đưa vào khai thác trên địa bàn.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường đến quần chúng nhân dân.

Tích cực hỗ trợ các tổ chức và cá nhân hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến đá vôi trắng trên địa bàn.

Giám sát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm luật pháp về hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường, báo cáo các cấp có thẩm quyền để xử lý.

7.7. UBND cấp xã

Trực tiếp tổ chức các buổi họp mặt để tuyên truyền cho nhân dân về luật khoáng sản và môi trường.

Hỗ trợ cho UBND cấp huyện trong việc giám sát và phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường.

KẾT LUẬN

Với tiềm năng to lớn về tài nguyên đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An thì việc đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng hiện nay là điều hết sức cần thiết, để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An nói chung và của đất nước nói riêng.

Trong thời gian qua ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng đã đạt được một số kết quả đáng kể: Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006 – 2010 đạt 150 %/ năm , tổng nộp ngân sách cho nhà nước năm 2008 lên tới 1.445,4 triệu đồng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực đồng thời giải quyết tình trạng thất nghiệp cho hàng ngàn lao động tại địa phương.

Bên cạnh đó thì ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng vẫn còn nhiều hạn chế. Để khắc phục những hạn chế trên thì đề tài đã phân tích, tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân của hạn chế và qua đó đề ra một số giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng đến năm 2020.

Trong quá trình thực hiện do hạn chế về thời gian nên đề tài vẫn còn thiếu sót. Em mong được sự góp ý và chỉ bảo của thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Bùi Thị Lan cùng với các anh chị thuộc phòng KH Công nghiệp & Dịch vụ - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS.Vũ Thị Ngọc Phùng, (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà xuất Lao động – xã hội.

2. Bộ Công Nghiệp, (2006), Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2020.

3. UBND tỉnh Nghệ An, (2004), Đề án quy hoạch phát triển công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh Nghệ An đến năm 2015.

4. UBND tỉnh Nghệ An, (2009), Báo cáo tổng hợp dự án quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009 – 2020.

5. UBND tỉnh Nghệ An, (2009), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 – 2009.

6. Luật khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi bổ sung năm 2000. 7. Website:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư – www..mpi.gov.vn Bộ Công nghiệp Việt Nam – www..moi.gov.vn Tổng cục thống kê – www.GSO.gov.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Biểu đánh giá trình độ an toàn lao động Tiêu chí đánh giá: Tốt: trên 60 %

Trung bình: 40 – 60 % Yếu: Dưới 40 %

Nội quy an toàn: Tốt: Có nội quy và thực hiện tốt TB: Có nội quy nhưng chưa thự hiện đầy đủ Yếu: Chưa có nội quy

Kết quả khảo sát 17 doanh nghiệp:

1. Khai thác - Chế biến theo thiết kế: Tốt: 1 TB: 5 Yếu: 8 2. Trang bị BHLĐ Tốt: 3 TB: 6 Yếu: 9 3. Giảm ô nhiếm môi trường Tốt: 3 TB: 10 Yếu: 3 4. Biện pháp phòng cháy chữa cháy Tốt: 2 TB: 5 Yếu: 7 5. Nội quy an toàn lao động Tốt: 3 TB: 0 Yếu: 1

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh ở Nghệ An đến năm 2020.DOC (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w