Định hướng chế biến đá vôi trắng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh ở Nghệ An đến năm 2020.DOC (Trang 56 - 58)

III. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHA

2.3.3.2.Định hướng chế biến đá vôi trắng

3. Nguyên nhân của những tồn tại

2.3.3.2.Định hướng chế biến đá vôi trắng

Hiện nay đã hình thành 4 khu vực chế biến đá vôi trắng chủ yếu:

Vùng khu TTCN Khung Thuộc: vùng này đã được lấp đầy bởi các dự án nhỏ của các doanh nghiệp tư nhân chế biến bột đá trắng thấp cấp, đá xẻ, đá tạc tượng.

Vùng Diễn Châu: tại Cầu Bùng chế bột đá trắng siêu mịn của công ty cổ phần khoáng sản Nghệ An.

Vùng Nghi Lộc có liên hiệp sản xuất xuất nhập khẩu thành phố Hồ Chí Minh công suất 80.000 tấn/năm và một số cơ sở nghiền mịn đang xây dựng tại các khu công nghiệp Nam Cấm. Công ty cổ phần Trung Đức chế biến bột đá trắng siêu mịn tại Nghi Khánh .

Vùng Vinh và lân cận: Tập trung 5 doanh nghiệp tư nhân, 1 doanh nghiệp nhà nước, nằm rải rác ở 2 phường Bến Thuỷ và Trung Đô chế biến bột đá thấp cấp, đá ngô, đá ốp lát...

Định hướng phát triển các khu vực chế biến như sau:

Vùng Quỳ Hợp: có thể hình thành 3 khu vực chế biến. Trong đó có 1 cụm công nghiệp và 2 tiểu khu công nghiệp:

Khu I ( khu vực Châu Quang ): lấy Công ty Hợp tác quân khu 4 làm nòng cốt thành lập 1 cụm công nghiệp chế biến bột đá trắng siêu mịn. Vùng này lấy nguyên liệu chủ yếu ở Châu Hồng, Châu Tiến, Châu Quang. Phấn đấu sản lượng chế biến bột siêu mịn đến năm 2010 đạt sản lượng 100 – 150.000 tấn/năm.

Khu II: ( khu Khung Thuộc ): Đây là khu TTCN tập trung của huyện Quỳ Hợp đã được lấp đầy với các sản phẩm chế biến bột đá vôi trắng siêu mịn, bột đa trắng cấp thấp, đá ngô, đá xẻ, đá tạc tượng đối với vùng này cần hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, điện nước, thoát nước và khu xử lý nước thải.

Khu III: Để tập hợp các doanh nghiệp khai thác, chế biến đá vôi trắng quy mô nhỏ như sản xúât đá xẻ, đá ngô, tạc tượng...cần xây dựng 1 khu TTCN tập trung ở khu vực Nghĩa Xuân. Không để các doanh nghiệp chế biến đan xen trong khu dân cư như hiện nay. Khu vực này chủ yếu sử dụng nguyên liệu nguyên liệu của vùng IV và vùng II.

Tuỳ theo tốc độ phát triển, vùng Quỳ Hợp có thể phát triển xuống khu vực các khu công nghiệp ở huyện Nghĩa Đàn.

Vùng Diễn Châu: Đối với vùng này lấy Công ty cổ phần khoáng sản Nghệ An làm nòng cốt đã có dự án chế biến siêu mịn công suất 60.000 tấn/năm. Có thể phát triển ở đây thêm 2 – 3 doanh nghiệp chế biến bột đá siêu mịn hình thành cụm công nghiệp đá trắng, đưa công suất chế biến cụm công nghiệp này đến năm 2010 lên 100 – 150.000 tấn/năm. Định hướng chung là hạn chế dần phát triển các cơ sở nghiền bột đá khu vực này.

Vùng Nghi Lộc: Hiện tại vùng này có 2 doanh nghiệp chế biến đá trắng siêu mịn là Liên hiệp sản xuất xuất nhập khẩu thành phố Hồ Chí Minh với công suất 80.000 tấn/ năm và công ty cổ phần Trung Đức 20.000 – 40.000 tấn / năm. Hiện nay Tập đoàn OMYA, tổng công ty xây dựng và thương mại Hà Nội đang xây dựng cơ sở chế biến công suất 100.000 tấn/năm và 80.000 tấn/năm. Dự kiến khu công nghiệp Nam Cấm sẽ thu hút chế biến khoảng 200 – 300.000 tấn/năm bột đá trắng siêu mịn và các sản phẩm đá trắng khác và sẽ hạn chế phát triển các cơ sở chế biến đá vôi trắng ở khu vực này. Vì lý do cảnh quan môi trường và tiết kiệm diện tích đất công nghiệp. Định hướng trong những năm tới phát triển ra khu vực khu công nghiệp Hoàng Mai.

Vùng Vinh: Hiện sản phẩm chủ yếu chỉ là bột đá trắng cấp thấp. Có 6 đơn vị hoạt động liên quan đến chế biến đá trắng, đã và đang được sắp xếp, di dời sản xuất ra khu TTCN Nghi Phú và các vùng lân cận của thành phố Vinh để tránh ô nhiễm môi trường. Cần có chính sách ưu đãi cho các cơ sở sản xuất di dời và có quy hoạch xây dựng TTCN chi tiết, phù hợp với loại hình snả xuất này. Không mở rộng và phát triển công nghiệp chế biến đá vôi trắng vùng này.

Vùng Tân kỳ: Hiện nay đã có một số doanh nghiệp tiến hành công tác thăm dò đá trắng tại khu vực huyện Tân Kỳ. Nhìn chung đá trắng tại khu vực này kết tinh thô, phù hợp với công nghệ nghiền bột mịn và siêu mịn. Định hướng đến năm 2015 sẽ hình thành khu vực chế biến bột mịn và siêu mịn tại các khu công nghiệp nhỏ trên địa bàn huyện với công suất 200.000 tấn/năm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh ở Nghệ An đến năm 2020.DOC (Trang 56 - 58)