Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh ở Nghệ An đến năm 2020.DOC (Trang 44 - 47)

III. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHA

1. Những kết quả đạt được

Ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản có một vai trò khá quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An. Trong giai đoạn 2006 – 2009, tỷ trọng ngành công nghiệp này chiếm khoảng 13,4 % giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh với tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 29,7%/năm và thu hút khoảng 18 – 20 ngàn lao động trên địa bàn.

Một trong những thế mạnh của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng. Trong những năm qua ngành công nghiệp này đã đạt được một số kết quả đáng kể như sau:

Năm 2003 chế biến 60 ngàn tấn bột đá trắng siêu mịn, 78 ngàn tấn đá hộc + đá xay + đá block và 123 ngàn m2 đá ốp lát + đá xẻ, sản phẩm đá tạc tượng, đá thủ công mĩ nghệ, đạt tốc độ tăng trưởng 175 – 198 %/năm. Năm 2005 đầu tư theo chiều sâu các cơ sở hiện có và chế biến được 80 ngàn tấn bột đá trắng siêu mịn, 120 ngàn tấn đá hộc + đá xay + đá block và 160 ngàn m2 đá ốp lát + đá xẻ,3 ngàn sản phẩm đá tạc tượng, đá mỹ nghệ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 185 %/năm.

Năm 2010 phấn đấu kêu gọi đầu tư chế biến đá trắng siêu mịn đạt 800 – 900 ngàn tấn, đá xẻ ốp lát đạt 600 ngàn m2 và 10 ngàn sản phẩm đá tạc tượng và đ mĩ nghệ, tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006 – 2010 đạt 150%/năm.

Với tốc độ phát triển như trên thì thời kỳ năm 2000 – 2003 đã đạt được tốc độ tăng trưởng 175 – 197 %/năm. Thời kỳ 2003 – 2005 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 185 %/năm và thời kỳ 2006 – 2009 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 150%/năm và thời kỳ 2010 – 2015 phấn đấu thành ngành sản xuất mũi nhọn của tỉnh.

Không những thế ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng hàng năm thu hút hơn hàng ngàn lao động và tăng thu ngân sách cho địa phương. Riêng năm 2008 đã thu hút được 1337 lao động, doanh thu đạt 60.873 Tr/đồng và nộp ngân

sách nhà nước 1.445,4 Tr/đồng. Chúng ta có thể tổng hợp kết quả đạt được của các đơn vị kinh doanh đá vôi trắng trong năm 2008 qua bảng số liệu sau:

Bảng 9: Kết quả đạt được của các đơn vị kinh doanh đá vôi trắng năm 2008

TT Tên đơn vị Lao động sử dụng

(người) Doanh thu(Tr/đồng) Nộp ngân sách(Tr/đồng)

1 Cty Bê tông đá hoa 82 900 48

2 Cty LD Việt Nhật 95 7000 350

3 Cty LD DMC 74 3000 0

4 Cty TNHH Toàn Thắng 49 450 9,6

5 Cty TNHH Tân Đại Thành 67 736 46

6 Cty TNHH Lam Hồng 50 5004 58 7 Cty TNHH Thành Trung 30 83 8,4 8 DNTN Quang Sơn 20 171 31 9 DNTN Hải Hà 14 330 22 10 DNTN Anh Tuấn 35 1600 78 11 HTX Tứ Lộc 60 600 10 12 HTX Liên Hợp 25 340 11 13 HTX Hợp Thịnh 29 228 22 14 HTX Thành Công 120 3000 21 15 HTX Đồng Tiến 58 807 67 16 HTX Thanh An 60 735 43 17 Cty CP Tân An 11 400 0

18 Cty TNHH Quang Tiến 50 0 0

19 Cty TNHH Hợp Hưng 20 163 25

20 Cty Kim Loại Màu 70 400 32

21 Cty Khoáng sản 24 13000 200 22 Cty CP Trung Đức 62 4100 0 23 Cty TNHH Quyết Thắng 8 225 12 24 HTX Quyết Thành 50 7500 120 25 Cty TNHH Thuận Thành 20 2800 60 26 Cty TNHH Vinh An 45 6000 163

27 Cty TNHH Hương Liệu 18 858 0

28 Hộc cá thể Võ Duy Trưng 6 240 8,4

29 LHSX TP Hồ Chí Minh 50 105 0

30 DNTN Lê Đình Âu 35 98 0

Cộng 1.337 60.873 1.445,4

Như vậy, ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng đã có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua và có những đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển KTXH trên địa bàn, góp phần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo.

2. Những mặt còn tồn tại

2.1. Sản lượng khai thác còn rất khiêm tốn

Mặc dù có tiềm năng to lớn về tài nguyên đá vôi trắng nhưng kết quả khai thác và chế biến đá trắng ở Nghệ An còn hết sức khiêm tốn so với tiềm năng đó.

2.2. Tình trạng khai thác đá vôi trắng còn diễn ra nhiều nơi

Tình trạng khai thác đá vôi trắng trái phép trên địa bàn diễn ra ở nhiều nơi, bất chấp các quy định của pháp luật làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường sinh thái, gây mất trật tự trị an, an toàn xã hội...

Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên đá vôi trắng còn yếu kém, thiếu đồng bộ và tập trung, đồng tâm hiệp lực giữa các cơ quan quản lý, đã để xảy ra tình trạng tranh dành, lấn chiếm tài nguyên, chiếm giữ, đầu cơ quyền khai thác đá vôi trắng, buôn bán nhỏ. Các nhà đầu tư thực sự, có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm khai thác không có tài nguyên để phát triển.

2.3. Công tác thăm dò, quy hoạch dài hạn chưa tốt

Công tác điều tra thăm dò địa chất còn thiếu các tài liệu cần thiêt để có thể tổ chức khai thác, chế biến khoáng sản theo đúng quy định của luật Khoáng sản và kỹ thuật khai thác mỏ. Chưa có một quy hoạch dài hạn thống nhất để định hướng cho các hoạt động khai thác và chế biến đá vôi trắng trên địa bàn.

2.4. Các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, tự phát

Các cơ sở khai thác, nhất là các thành phần kinh tế tư nhân, thường phát triển tự phát, thiếu định hướng dài hạn. Thiết kế mỏ, các phương án bảo vệ môi trường.... được xây dựng chủ yếu chỉ để đối phó xin giấy phép, không được thực hiện trên thực tế

Ngoài một số các cơ sở khai thác và chế biến quy mô lớn, hoạt động rên địa bàn chủ yếu là các cơ sở khai thác quy mô nhỏ và rất nhỏ, tài nguyên bị xé nhỏ, thời hạn được cấp phép ngắn từ 3- 5 năm.

2.5. Công nghệ khai thác còn thủ công

Công nghệ khai thác chế biến đá vôi trắng còn lạc hậu, chủ yếu là sơ chế và tiêu thụ quặng thô. Hiệu quả kinh tế xã hội thấp. Các cơ sở này cũng là những đối tượng gây ô nhiễm môi trường, tổn thất tài nguyên nhiều nhất.

2.6. Khai thác và chế biến đá vôi trắng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Trong quá trình khai thác và chế biến đá vôi trắng thì các cơ sở khai thác đã thải ra môi trường một lượng chất độc hại rất lớn gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và phá vỡ hệ sinh thái.

2.7. Quy trình khai thác thực hiện chưa tốt

Hầu như các cơ sở khai thác chưa thực hiện đúng quy trình khai khác theo quy định của luật Khoáng sản và kỹ thuật khai thác mỏ. Vì rên thực tế không có điều kiện thực hiện đầy đủ các công việc của công nghệ khai thác như thăm dò, hoàn thổ, sử dụng nước tuần hoàn, bóc và thải đất thải, xử lý nước thải, chế biến sâu, các hoạt động kiểm tra tỷ lệ thu hồi đá vôi trắng có ích, khó tổ chức sử dụng tổng hợp tài nguyên ...

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh ở Nghệ An đến năm 2020.DOC (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w