Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh ở Nghệ An đến năm 2020.DOC (Trang 50 - 51)

III. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHA

3. Nguyên nhân của những tồn tại

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

GDP/ người tính theo USD giá hiện hành đạt khoảng 850 – 1000 USD vào năm 2010 và trên 3.100 USD vào năm 2020, bằng 1.1 lần mức bình quân của cả nước ( GDP/ người của cả nước năm 2020 khoảng 2850 USD theo dự báo của viện chiến lược phát triển - Bộ KH & ĐT).

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( GDP) đạt bình quân khoảng 12%/ năm trong cả giai đoạn 2006 – 2020, trong đó khu vực nông – lâm – thuỷ sản tăng bình quân hàng năm khoảng 5 – 5,5 %; công nghiệp – xây dựng khoảng 15- 15,5 %, dịch vụ khoảng 12- 12,5 % trong cả giai đoạn 2006 – 2020.

Cơ cấu kinh tế được hình thành theo hướng tăng các ngành phi nông nghiệp, đặc biệt khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh giai đoạn sau năm 2010. Năm 2010, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong GDP đạt 39%, dịch vụ 37% và nông – lâm - thuỷ sản khoảng 24%. Năm 2020 tỷ trọng các ngành tương ứng là 45 – 45,5 %; 40,5 – 41% và 14 – 14,5 %.

Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại. Hình thành một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 khoảng 350 triệu USD, năm 2020 khoảng 1.900 triệu USD. Đảm bảo tốc độ tăng xuất khẩu bình quân hàng năm khoảng 20 – 21 % trong cả thời kỳ 2006 – 2020. Độ mở của nền kinh tế ( tính theo kim ngạch XK/GDP ) cải thiện đáng kể, đạt 17 – 18 % năm 2020.

Phấn đấu mức thu ngân sách theo giá hiện hành trên địa bàn tăng bình quân hàng năm khoảng 24 – 25 % trong cả thời kỳ 2006 – 2020, năm 2010 đạt khoảng 5000 – 5.5000 tỷ đồng, chiếm 11.5 % GDP và đến năm 2020 đạt khoảng 47.400 tỷ đồng, chiếm 18,4 %.

2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi tắng tỉnh Nghệ An đến năm 2020

2.1. Quan điểm phát triển

Phát triển công nghiệp khai thác chế biến đá vôi trắng nhằm sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm này. Ưu tiên đầu tư chế biến tinh, chế biến sản phẩm cuối cùng để tăng giá trị của sản phẩm. Đây cũng là nguồn lực phát triển công nghiệp khai thác và chế biến tỉnh nhà góp phần nâng cao giá trị sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng nguồn hàng xuất khẩu, tạo

điều kiện tăng thu ngân sách. Phấn đấu đưa ngành công nghiệp này lên ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Nghệ An

Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng nhằm tạo ra một ngành nghề mới của tỉnh Nghệ An, có quy mô lớn, có trang thiết bị công nghệ hiện đại có khả năng khai thác và chế biến sản phẩm bột đá trắng siêu mịn để xuất khẩu và thay thế nhập khẩu.

Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng nhưng phải bảo vệ được môi trường sinh thái, việc khai thác phải theo quy hoạch, kế hoạch phải đầu tư công nghiệp hiện đại, đồng bộ trên cơ sở đó mới chống ô nhiễm môi trường một cách có hiệu quả, tổ chức lại các cơ sở chế biến khắc phục tình trạng tổ chức chế biến tùy tiện gây khó khăn cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường.

2.2. Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh ở Nghệ An đến năm 2020.DOC (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w