Phương hướng hoạt động tín dụng của NHTMCP Công thương Hoàn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn của ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.DOC (Trang 47)

3.1.1. Mục tiêu phát triển của NHTMCP Công thương Hoàn Kiếm.

Vượt qua nhiều khó khăn thách thức của nền kinh tế trong những năm qua chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trong thời gian tới với những diễn biến phức tạp khó lường của nền kinh tế, chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm sẽ phải đối mặt với nhiều cơ hội đi cùng đó là những thách thức không nhỏ. Phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời nhận thức đầy đủ, sâu sắc những nguyên nhân của thành công và tồn tại trong hoạt động kinh doanh những năm qua, quán triệt chỉ đạo của Ban lãnh đạo NHCT Việt Nam tại hội nghị triển khai nhiệm vụ hàng năm ngân hàng công thương Hoàn Kiếm đã đề ra mục tiêu:

• Tăng cường công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tích cưc chăm sóc khách hàng truyền thống, khách hàng chiến lược nhằm giữ ổn định và phát triển nguồn vốn theo hướng đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, linh hoạt liên kết các hoạt động dịch vụ khai thác vốn, đa dạng hóa các hình thức huy động động vốn có cơ cấu kì hạn và lãi suất hợp lí nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả công tác huy động vốn. Tiếp tục cơ chế lỏng hóa về lãi suất đối với các nguồn vốn huy động từ các tổ chức.

• Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, phát triển khách hàng mới với phương châm “tiếp tục minh bạch hóa chất lượng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng” với các giải pháp cụ thể.

• Tập trung phát triển dịch vụ ngân hàng theo hướng nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ hiện có và mở rộng khai thác các sản phẩm dịch vụ, nhằm tăng thu nhập từ dịch vụ đồng thời nâng cao hình anh và uy tín của chi nhánh.

• Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên bằng các chính sách khuyến học thỏa đáng, công bằng và có hiệu quả cao.

• Phát huy được sức mạnh tập thể, nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức Đảng. Phát huy dân chủ toàn diện, rộng rãi kể cả trong tác vụ lẫn công việc điều hành.

• Phải tìm kiếm và triển khai nâng cấp các điểm giao dịch, mở thêm phòng giao dịch có địa thế thuận lợi có khả năng phát triển mang tính chất lâu dài.

3.1.2. Định hướng nâng cao hiệu quả tín dụng của NHTMCP Công thương Hoàn Kiếm. Hoàn Kiếm.

Trải qua một năm 2008 với nhiều thách thức khó khăn, năm 2009 đầy bất ổn nhưng đã có dấu hiệu nền kinh tế đang ấm dần lên đặt ra nhiều thuận lợi cho hoạt động ngân hàng. Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm cũng đang nhanh chóng định hướng những bước đi mới nhằm đưa hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển hơn.

Để đạt hiệu quả tín dụng khả quan trước tiên là mặt huy động vốn, phải có nguồn vốn cho vay dồi dào để đáp ứng hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh việc khai thác các nguồn vốn có sẵn và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn khác nhằm tạo nguồn vốn lớn, ổn định từ đó có định hướng phát triển nguồn vốn trung và dài hạn.

Đào tạo cán bộ công nhân viên phải được chú trọng. Con người là nòng cốt của mọi hoạt động vì vậy việc đào tạo cán bộ là cấp thiết để đáp ứng tình hình hoạt động kinh doanh ngày càng nhiều áp lực từ sự cạnh tranh của các ngân hàng khác.

Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, triển khai các dịch vụ thanh toán hiện đại, đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn.

Tích cực tìm hiểu các dự án đầu tư mới, các khách hàng tiềm năng mới. Bên cạnh đó phải nâng cao yêu cầu đối với công tác kiểm tra kiểm soát quy trình nghiệp vụ kinh doanh của mình để kịp thời có những biện pháp sửa chữa nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro trong hoạt động.

Đối với hoạt động cho vay thì ngân hàng phải tiếp tục mở rộng cho vay đối với mọi đối tượng, thực hiện cho vay theo nguyên tắc thị trường, bên canh đó

phải chú trọng đối với các khách hàng tiềm năng, những khách hàng có mối quan hệ tín dụng từ trước và đạt hiệu quả tốt.

Trong hoạt động cho vay đặc biệt chú trọng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn cùng các dự án có tính khả thi cao nhằm nâng cao chất lượng dư nợ. Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đảm bảo được hiệu quả tín dụng đối với dự án. Đồng thời khối lượng tín dụng phải phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh.

Đa dạng hóa hoạt động tín dụng bằng đa dạng hóa khách hàng thực hiện ( ngành nghề, thành phần kinh tế, …). Đối với các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả cần cân nhắc kĩ, hạn chế quyết định cho vay.

Bên cạnh đó phải hiện đại hóa ngân hàng qua các quy trình nghiệp vụ, phần mềm, ứng dụng khoa học kĩ thuật trong việc quản lí nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng đồng thời tiết kiệm chi phí.

Với những định hướng của mình trong năm 2009 Ngân hàng đẫ đề ra mục tiêu kinh doanh chủ yếu sau:

- Nguồn vốn huy động: 4500 tỷ đồng. - Dư nợ cho vay: 1.300 tỷ đồng.

- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 0%.

- Cho vay DNNN tối đa: 65%.

- Cho vay trung và dài hạn tối đa: 40%.

- Cho vay không có tài sản đảm bảo tối đa: 60%.

- Thu hồi nợ đã XLRR: 800 triệu đồng.

- Thu dịch vụ: 5 tỷ đồng.

- Lợi nhuận sau khi trích DPRR 80 tỷ đồng.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại NHTMCP Công thương Hoàn Kiếm. lớn tại NHTMCP Công thương Hoàn Kiếm.

Kinh tế nước ta đã và đang hội nhập một cách đầy đủ vào nền kinh tế thế giới đã tác động mạnh tới các doanh nghiệp lớn cũng như hoạt động của các ngân hàng thương mại. Các doanh nghiệp thay đổi cơ bản về cơ chế, bộ máy tổ chức, cổ phần hóa doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con… Do vậy các ngân hàng thương mại trong đó có ngân hàng Công thương Hoàn kiếm phải đổi mới mạnh mẽ, phát triển nhanh để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Sự chuyển biến mạnh của cả hai phía đã tạo ra áp lực cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong quan hệ với các KHDNL. Đây là nhân tố trực tiếp tác động lên hoạt động chi nhánh và phòng KHDNL.

3.2.1. Hoàn thiện quy trình và phương pháp thực hiện hoạt động tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoàn thiện quy trình thẩm định tín dụng.

• Thẩm định là một bước không thể thiếu, là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng quyết định đến quyết định cho vay hay không và hơn nữa nó còn ảnh hưởng tới hiệu qủa đồng vốn mà ngân hàng đã bỏ ra. Chất lượng thẩm định đầu vào chính là yếu tố quyết định chất lượng tín dụng đầu ra sau này. Nếu quá trình thẩm định không được xem xét kỹ thì khả năng tiềm ẩn rủi ro tín dụng sẽ cao. Ngoài việc thẩm định theo cơ chế tín dụng quy trình nghiệp vụ của ngành như :

• Đánh giá kỹ càng năng lực pháp lý, tư cách pháp nhân của doanh nghiệp. Khi cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh còn phải đặc biệt lưu ý đến những đặc điểm ghi trong điều lệ doanh nghiệp ( về người đại diện trước pháp luật, về người có quyền quyết định vay vốn ..) để giảm bớt rủi ro cho khoản tín dụng được cấp ra.

• Để đánh giá chính xác về năng lực tài chính, khả năng trả nợ, nguồn trả nợ .. qua chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính như : khả năng thanh toán, khả năng sinh lời …kết hợp với các thông số, kết quả của các doanh nghiệp cùng ngành, của các doanh nghiệp truyền thống.

• Tổ chức tìm hiểu, thu nhập thông tin, phỏng vấn, tham quan doanh nghiệp …qua đó đánh giá được khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của ban lãnh đaọ

doanh nghiệp qua năng lực tổ chức, trình độ chuyên môn cũng như uy tín của người lãnh đạo đây là những tiêu chuẩn định tính nên phải có sự tinh tế của cán bộ tín dụng mới có thể nhận xét được chính xác .

• Cán bộ tín dụng nên tìm hiểu, nghiên cứu sâu thêm về các lĩnh vực khác như thẩm định về phương diện kỹ thuật, các thông số kỹ thuật máy móc chất lượng máy móc, để từ đó có thể phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn…

Hoàn thiện chính sách tín dụng.

Chính sách tín dụng có ý nghĩa quyết định tới hoạt động tín dụng của chi nhánh. Nó giúp cho chất lượng tín dụng ổn đinh, hiệu quả tín dụng được nâng cao hơn khi nó được quy định cụ thể và phản ánh đúng định hướng phát triển chung của chi nhánh.

Việc hoàn thiện phải dựa trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng trong chi nhánh. Trong đó cần hướng tới đối tượng là khách hàng DNL để có chính sách phù hợp với đối tượng này như tiềm lực doanh nghiệp, xu hướng vận động chung của nền kinh tế, cũng như các yếu tố pháp lí, chính sách của nhà nước.

Hoàn thiện chính sách tín dụng nâng cao độ an toàn và quy mô của hoạt động tín dụng do đó sẽ ảnh hưởng nhiều tới hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng tín dụng.

Đối với hoạt động tín dụng cần có một quy trình cụ thể, càng chi tiết thì nội dung liên quan tới khách hàng càng rõ rang tỉ mỉ. Từ đó các nội dung liên quan tới từng đối tượng khách hàng sẽ được làm rõ hơn.

Việc thực hiện quy trình thực hiện hợp đồng tín dụng là bắt buộc. Đồng thời cần tạo ra sự chuyên môn hóa trong quá trình thực hiện để đảm bảo trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng nhằm tạo long tin ở khách hàng. Song quy trình thực hiện cũng cần phải linh hoạt trong từng tình huống cụ thể.

Tăng cường kiềm tra giám sát những khoản vay của khách hàng doanh nghiệp lớn.

Do các khoản vay đối với khách hàng DNL thường không có tài sản đảm bảo do các chính sách đãi ngộ, uy tín trong hoạt động tín dụng nên việc tăng cường kiểm

tra giám sát các khoản vay sẽ tăng tính an toàn đồng thời kịp thời phát hiện những bất thường để xử lí nhằm giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra.

Việc kiểm tra nhằm tránh trường hợp vốn vay không được sử dụng đúng mục đích gây ra thất thoát vốn, lãng phí. Giám sát các khoản vay này cần được giao cho đội ngũ nhân viên chuyên phụ trách các doanh nghiệp, kiểm tra giám sát các hoạt động.

3.2.2. Từng bước đào tạo quy chuẩn đội ngũ cán bộ trong chi nhánh.

Vai trò con người trong công cuộc phát triển của nền kinh tế- xã hội nói chung và ngành NH nói riêng là không thể phủ nhận. Thực tế đã cho thấy rằng, nếu một NH nào có đội ngũ cán bộ nhanh nhạy, sáng tạo trong công việc, có trách nhiệm tinh thần tập thể, vì lợi ích của NH thì NH đó chắc chắn có thể đứng vững và phát triển trước những sóng gió của kinh tế thị trường khắc nghiệt. Đối với NHĐT&PTVN tuy những năm qua đã bổ sung nhiều cán bộ trẻ song với nhu cầu hoạt động của NH trong nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới thì khả năng tiếp thị cũng như phong cách giao dịch còn nhiều khả năng bộc lộ nhiều điểm chưa đáp ứng nhu cầu. Đôi khi các cán bộ NH chưa đáp ứng được quyền lợi sát sườn của họ đối với sự phát triển của hệ thống NH.

Con người là yếu tố quyết định trong việc quản lý an toàn vốn tín dụng. Do đó, để hạn chế rủi ro trong kinh doanh, NH đòi hỏi phải tiêu chuẩn hoá cán bộ trong và những người lãnh đạo công tác này vì tín dụng là mặt trận hàng đầu trong hoạt động của NH. Tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng đòi hỏi người cán bộ phải có trình độ nghiệp vụ, năng lực công tác, phẩm chất đạo đức tốt, nhạy bén, có khả năng nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời, có ý thức trách nhiệm và kiên định.

Để có một đội ngũ cán bộ tín dụng như vậy. NH phải quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ tín dụng. Thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo nghiệp vụ nhằm góp phần năng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt chú trọng về khả năng phân tích, thẩm định phân tích kết quả kinh doanh và tình hình sử dụng vốn vay. NH thường xuyên cử cán bộ sang tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các NH trong và ngoài nước trong các lĩnh vực liên quan đến tín dụng, ngoài những kiến thức về chuyên môn, đòi hỏi người cán bộ cũng phải am hiểu về pháp luật, ngoại ngữ để phục vụ tốt

cho công việc của mình, NH cần tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên đi học thêm để năng cao kiến thức.

NH cần định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của từng cán bộ tín dụng. Đồng thời, đối với cán bộ tín dụng phải có hệ số tiền lương kinh doanh cao hơn ở các bộ phận khác, có chế độ thưởng phạt riêng vì họ là những người phải đối mặt với rủi ro để động viên khuyến khích những cán bộ có thành tích suất sắc và xử phạt đối với những cán bộ cố tình vi phạm quy định chế độ của NH. Đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư trung- dài hạn.

3.2.3. Nâng cao chất lượng thông tin phòng ngừa rủi ro.

Một trong những nguyên nhân gây nên rủi ro trong công tác cho vay của NH nói chung là sự thiếu thông tin một cách chính xác từ người vay, từ thị trường và từ dự án. Vì vậy, vấn đề thông tin và xử lý thông tin là vấn đề đặc biệt quan trọng trong hoạt động đầu tư để giảm bớt rủi ro, để tìm đến những khách hàng chắc chắn và có hiệu quả nhất. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả tín dụng thì NH cũng cần phải nâng cao chất lượng của thông tin.

NH cần thực hiện triệt để việc khai thác thông tin từ nhiều nguồn kết hợp, từ DN, từ bạn hàng của DN, từ trung tâm phòng ngừa rủi ro của NH Nhà nước, từ cơ quan pháp luật từ các NH bạn, tránh tình trạng thông tin không cân xứng.

NH phải cử cán bộ có năng lực chuyên môn nghề nghiệp phụ trách theo dõi kiểm tra từng khách hàng, từng khoản vay. Thường xuyên nắm bắt thông tin về mọi mặt của DN, từ tổ chức cán bộ, quản lý điều hành,đến tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh... để có biện pháp xử lý kịp thời với các rủi ro có thể xảy ra từ phía DN.

NH cần hiện đại hoá công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng thông tin phòng ngừa rủi ro. Trang bị thêm nhiều máy móc thông tin, hệ thống vi tính nối mạng trong toàn ngành và nối mạng với các NH bạn để có thể truy cập tìm kiếm thông tin một cách nhanh nhất.

Nhằm kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót để tìm biện pháp khắc phục hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Chú trọng công tác tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ để nâng cao chất lượng mọi mặt hoạt động nghiệp vụ và khả nâng điêu hành của các bộ phận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.5. Có những chính sách đặc biệt đối với khách hàng doanh nghiệp lớn.

Chi nhánh cần thường xuyên phân loại doanh nghiệp theo tiêu chí nhất định để có các chính sách ưu đãi đối với những doanh nghiệp này. Những doanh nghiệp có uy tín, có quan hệ tín dụng, quan hệ giao dịch thường xuyên, trả nợ gốc và lãi đúng hạn, mang lại nhiều lợi ích cho Chi nhánh thì phải được hưởng các chính sách ưu đãi như:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn của ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.DOC (Trang 47)