quả tách chiết Chlorophyll từ tảo bột Spirulina
Tiếp tục tách chiết Chlorophyll a từ tảo bột Spirulina, sử dụng dung môi acetone 80% với tỉ lệ cơ chất/dung môi là 1/5; 1/10; 1/15; 1/20 (w/v). Kết quả được trình bày trong bảng 3.2
Bảng 3.2. Hàm lượng Chlorophyll khi thay đổi tỷ lệ cơ chất/dung môi
Hàm lượng
Chlorophyll (mg/g)
Tỷ lệ cơ chất/dung môi (w/v)
1/5 1/10 1/15 1/20
Chlorophyll a 1.987 2,193 2,137 2,079
Chlorophyll tổng 3,875 4,254 4,219 4,016
Từ kết quả bảng 3.2, có thể khi thay đổi tỉ lệ cơ chất/dung môi thì hàm lượng Chlorophyll a và hàm lượng Chlorophyll tổng tương ứng cũng thay đổi, thấp nhât ở tỷ lệ 1/5 (1.987 mg/g và 3.375 mg/g) và cao nhất với tỷ lệ 1/10 (2.193 mg/gvà 4.254 mg/g). Đối với tỷ lệ cơ chất/dung môi là 1/20 và 1/25, lượng Chlorophyll a và hàm lượng Chlorophyll tổng tương ứng thu được giảm dần từ tỉ lệ 1/20 (2.137 mg/g và 4.219 mg/g ) và 1/25 (2.079 mg/g và 4.016 mg/g). Nguyên nhân của sự thay đổi trên là do với cùng một khối lượng nguyên liệu, khi tăng lượng dung môi sử dụng thì hiệu suất trích ly
tăng do tăng sự chênh lệch gradient nồng độ của cấu tử cần trích ly giữa nguyên liệu và dung môi. Tuy nhiên, nếu sử dụng lượng dung môi quá lớn thì sẽ làm loãng dịch trích. Khi đó, nếu muốn thu nhận sản phẩm trích ly ta phải thực hiện quá trình cô đặc hay sử dụng các phương pháp để tách bớt dung môi. Vì thế, với mỗi quá trình trích ly, cần xác định tỉ lệ phù hợp giữa nguyên liệu và dung môi để thu được hiệu suất trích ly cao nhất và tiết kiệm chi phí. Như vậy, trong thí nghiệm này, chúng tôi chọn tỉ lệ dung môi/cơ chất là 1/10 (w/v) để sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.
3.3.3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian trích ly đến hiệu quả tách chiết Chlorophyll a từ tảo bột Spirulina