CHƯƠNG V : SƠ LƯỢC VỀ ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU 3 PHA
5.3 Sơ lược về động cơ không đồng bộ
5.3.2 Cấu tạo của động cơ không đồng bộ
Cấu tạo của động cơ điện không đồng bộ về cơ bản gồm hai bộ phận chủ yếu stator và rotor, ngồi ra cịn có vỏ máy, nắp máy và trục máy. Trục làm bằng thép, trên đó gắn rotor, ổ bi và phía cuối trục có gắn một quạt gió để làm mát máy.
Hình 5.2: Cấu tạo của động cơ điện khơng đồng bộ.
1. Lõi thép stator; 2. Dây quấn stator; 3. Nắp máy; 4. Ổ bi; 5. Trục máy
6. Hộp dầu; 7. Lõi thép rotor; 8. Thân máy; 9. Quạt gió làm mát; 10. Hộp quạt.
5.3.2.1 Stato (phần tĩnh)
Stato bao gồm vỏ máy, lõi thép và dây quấn. Vỏ máy
Vỏ máy là nơi cố định lõi sắt, dây quấn và đồng thời là nơi ghép nối nắp hay gối đỡ trục. Vỏ máy có thể làm bằng gang, nhơm hay lõi thép.
Vỏ máy có hai kiểu: vỏ kiểu kín và vỏ kiểu bảo vệ.
Vỏ máy kiểu kín u cầu phải có diện tích tản nhiệt lớn người ta làm
nhiều gân tản nhiệt trên bề mặt vỏ máy.
Vỏ kiểu bảo vệ thường có bề mặt ngồi nhẵn, gió làm mát thổi trực tiếp trên bề mặt ngoài lõi thép và trong vỏ máy.
Lõi sắt
Lõi sắt là phần dẫn từ. Vì từ trường đi qua lõi sắt là từ trường quay, nên để giảm tổn hao lõi sắt được làm những lá thép kỹ thuật điện dây 0,5mm ép lại. Yêu cầu lõi sắt là phải dẫn từ tốt, tổn hao sắt nhỏ và chắc chắn.
Mỗi lá thép kỹ thuật điện đều có phủ sơn cách điện trên bề mặt để giảm tổn hao do dịng điện xốy gây nên (hạn chế dịng điện phuco).
Dây quấn
Dây quấn stator được đặt vào rãnh của lõi sắt và làm bằng dây dẫn bọc cách điện (dây điện từ) được đặt trong các rãnh của lõi thép. Dòng điện xoay chiều ba pha chạy trong ba dây quấn stator sẽ tạo ra từ trường quay.
Dây quấn đóng vai trị quan trọng của máy điện vì nó trực tiếp tham gia các q trình biến đổi năng lượng điện năng thành cơ năng hay ngược lại, đồng thời về mặt kinh tế thì giá thành của dây quấn cũng chiếm một phần khá cao trong tồn bộ giá thành máy.
Hình 5.3: Cấu tạo stator
5.3.2.2 Phần quay (Rotor)
Rotor là phần quay gồm lõi thép, dây quấn và trục máy.
Lõi thép: lõi thép gồm các lá thép kỹ thuật điện được dập rãnh mặt ngoài
ghép lại tạo thành các rãnh theo hướng trục, ở giữa có lỗ để lắp trục.
Dây quấn: dây quấn của động cơ điện không đồng bộ có hai kiểu là rotor
ngắn mạch (cịn gọi rotor lồng sóc) và rotor dây quấn.
Rotor lồng sóc: loại rotor lồng sóc có cơng suất trên 100kW, trong các rãnh của lõi thép rotor đặt các thanh đồng, hai đầu nối ngắn mạch bằng hai vịng đồng tạo thành lồng sóc (hình 5.4a). Ở động cơ cơng suất nhỏ, lồng sóc được chế tạo bằng cách đúc nhôm vào các rãnh lõi thép rotor tạo thành thanh nhơm, hai đầu đúc vịng ngắn mạch và cánh quạt làm mát (hình 5.4b).
Lõi thép
Hình 5.4 : Rotor lồng sóc và rotor dây quấn
Rotor dây quấn: Trong rãnh lõi thép rotor đặt dây quấn ba pha. Dây quấn rotor thường nối sao, ba đầu ra nối với ba vòng tiếp xúc bằng đồng cố định trên trục rotor và được cách điện với trục (Hình 5.5). Nhờ ba chổi than tỳ sát vào ba vòng tiếp xúc, dây quấn rotor được nối với ba biến trở bên ngoài, để mở máy hay điều chỉnh tốc độ.
Hình 5.5: Rotor dây quấn.