tạo thành khi nuôi cấy trên môi trường đặc:
1. Nguyên tắc của phương pháp: cấy một thể tích dung dịch mẫu nhất định lên môi trường đặc trưng trong hộp petri, sau đó đếm số khuẩn lạc mọc lên sau một lên môi trường đặc trưng trong hộp petri, sau đó đếm số khuẩn lạc mọc lên sau một thời gian nuôi cấy nhất định. Khi đó ta coi mỗi khuẩn lạc là kết quả của sự phát triển từ 1 tế bào hay bào tử.
2. Phương pháp cấy mẫu:
- Dùng pipet vô trùng lấy 0, 1 ml (tương đương 2 giọt) dung dịch mẫu cho vào mỗi hộp petri.
- Dùng que gạt dàn thật đều trên khắp mặt thạch để tách riêng rẽ từng tế bào. Chú ý: ghi vào nắp hộp petri nồng độ pha loãng của dịch cấy và ngày cấy. - Mỗi mẫu cấy 3 nồng độ liên tiếp, mỗi nồng độ cấy ít nhất 3 hộp petri, sau đó lấy kết quả trung bình.
- Đặt các hộp petri đã cấy vào tủ ấm có nhiệt độ và thời gian thích hợp cho từng nhóm vi sinh vật.
- Sau đó lấy ra và đếm số khuẩn lạc trong từng hộp petri.
3. Cách đếm:
- Lấy bút chì kẻ 2 hoặc đường chéo ở đáy hộp petri (tuỳ theo số khuẩn lạc mọc ít hay nhiều) chia hộp thành 4 hoặc 8 phần, đánh dấu thứ tự từng phần từ 1 – 4 hoặc từ 1 – 8.
- Đếm số khuẩn lạc từng phần, nhớ đánh dấu các khuẩn lạc đã đếm để tránh trùng lặp.
- Số lượng tế bào vi sinh vật trong 1 gam đất được tính theo công thức sau:
1
N = X . . M . K
V
Trong đó: N là số tế bào vi sinh vật hay số đơn vị hình thành khuẩn lạc (CFU) trong 1 gam đất
V là thể tích dung dịch mẫu cấy vào mỗi hộp petri. M là độ pha loãng dùng để cấy.
K là hệ số khô kiệt của đất (K = 100/(100 – x), x là độ ẩm của đất) Chú ý: độ pha loãng thích hợp nhất là độ pha loãng mà số khuẩn lạc đếm được trong mỗi hộp petri sau khi nuôi cấy là 50 – 150 khuẩn lạc (đối với vi khuẩn, xạ khuẩn) và 30 – 50 khuẩn lạc đối với nấm.
BÀI 1. MỞ ĐẦU