III. Ứng dụng của di truyền vi sinh vật:
c. Chất khử trùng tiêu độc:
Bao gồm các chất gây hại cho vi sinh vật đồng thời cũng gây hại cho động vật. Chúng gồm nhiều chất có nguồn gốc, thành phần, hoạt tính hoá học và cơ chế tác động khác nhau. Căn cứ vào mức độ tác động của chúng người ta có thể chia thành các nhóm chất sau:
* Chất sát trùng hay chất tiêu độc: chỉ các chất có thể tiêu diệt được vi sinh vật nhưng không giết chết được bào tử của chúng.
* Chất ức chế: là những chất làm ngừng quá trình sinh trưởng phát triển của vi sinh vật, tế bào vi sinh vật không bị tiêu diệt mà ở trạng thái tiềm tàng.
* Chất phòng thối (chất kháng khuẩn): là những chất làm ngừng sinh trưởng phát triển của vi sinh vật, tế bào có thể bị tiêu diệt hoặc không bị tiêu diệt.
* Chất diệt khuẩn: chỉ những chất có thể tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật kể cả bào tử của chúng.
Một chất có thể là sát trùng, ức chế hay diệt khuẩn còn tuỳ thuộc vào nồng độ, thời gian tác dụng , loại hình vi sinh vật mà nó tác động và các yếu tố khác.
- Axít: tác dụng khử trùng của axit là do nồng độ ion hydro quyết định, tuy nhiên tác động mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào một số yếu tố:
+ Nồng độ ion H+ và độ pH: các axit mạnh có nồng độ ion H+ lớn như HCl, H2SO4 có tính sát trùng mạnh hơn các axit yếu như axit lactic, axetic.
+ Tốc độ phân ly của axit: axit HCl và H2SO4 có nồng độ ion H+ như nhau nhưng tốc độ phân ly của HCl cao hơn nên có tác dụng mạnh hơn.
+ Tác dụng khử trùng không phải chỉ do ion H+ quyết định mà còn do tác dụng của ion âm, tác dụng phụ của của các phân tử phi điện giải. Ta có thể so sánh tác dụng của HCl và axit benzoic, axit axetic: Nồng độ phân ly của HCl là 7,49 x 10-6, của axit benzoic là 1,20 x 10-6, của axit axetic là 0,10 x 10-6. Nồng độ ion H+ của axit benzoic và axetic rất thấp nhưng hiệu quả tác dụng cao, cụ thể là axit axetic
0,0812N, axit benzoic 0,0097N có tác dụng như axit HCl 0,0077N.
- Kiềm: tác dụng sát trùng do ion OH- nhưng OH- kém độc hơn H+. Các loại kiềm độc với vi khuẩn là KOH, NaOH, NH4OH, Ba(OH)2.