Chất oxy hoá: là các chất tự nó cung cấp oxy hoặc gây ra sự giải phóng oxy từ các hợp chất khác Các chất oxy hoá thường dùng làm ch ất khử trùng như: H 2 O 2 ,

Một phần của tài liệu Bài giảng vi sinh vật (Trang 84 - 86)

KMnO4, Ca(OCl)2, cloramin (CH3C6H4SO2Na – NCl.3H2O), dicloramin

(CH3C6H4SO4Cl2).

Dưới tác dụng của oxy được giải phóng ra từ các chất oxy hoá mạnh đã gây ra sự bất hoạt các enzim có chứa nhóm SH

2R – SH + X R – S – S – R + XH2

+ H2O2 là chất oxy hoá hoạt động, dễ bị phân giải thành H2O và O2. H2O2 3% có thể tiêu diệt bào tử nhiệt thán trong 1 giờ.

+ KMnO4: trong dung dịch axít có tác dụng khử trùng cao, ví dụ: KMnO4 1% và HCl 1,1% có thể giết chết bào tử nhiệt thán trong 30 phút. Tuy nhiên do KMnO4có phản ứng nhanh với hợp chất hữu cơ hình thành MnO2 không tan, nên ít được sử dụng để sát trùng trực tiếp đối với cơ thể mà thường sử dụng trong khử

trùng không khí kết hợp với focmon.

+ O3: có khả năng oxy hoá mạnh nhưng chỉ xảy ra khi nồng độ O3 trong không khí là 0,1%. Người ta thường dùng để khử trùng nước với 4 – 6 gam/m3.

- Halogen và các hợp chất của nó:

+ Clo: tác dụng khử trùng của Cl và hợp chất của nó là sự hình thành axit pecloric (HOCl), axít này rất hoạt động nên phân huỷ tiếp thành H2O và O2, O2 được sinh ra ở trạng thái này có khả năng oxy hoá rất mạnh làm phá huỷ thành phần tế bào.

Clo còn có thể ức chế các enzim chứa gốc –SH và các loại enzim khác mẫn cảm với tác dụng oxy hoá, sự ức chế enzim sẽ gây rối loạn trao đổi chất, làm cho tế bào có thể chết, ngoài ra clo còn trực tiếp tác động đối với một số thành phần tế bào, làm ảnh hưởng tới cấu trúc tế bào và đặc biệt là xuất hiện hợp chất cloramin chứa clo hoạt động gây trúng độc cho tế bào.

Hợp chất chứa clo như hypoclorit canxi Ca(OCl)2 1% dùng trong vệ sinh cá nhân và gia đình, nồng độ 5 – 12% dùng để tẩy trùng các đồ dùng vệ sinh trong khách sạn và thiết bị trong sản xuất sữa.

Cloramin R2 = NCl và dicloramin R – N = Cl2 là hợp chất chứa clo hoạt động, sử dụng trong khử trùng nước uống:

HOCl là chất hoạt động nên tiếp tục phân huỷ giải phóng O2 gây tác dụng oxy hoá.

+ Brom (Br2): cơ chế tác dụng khử trùng như clo, đó là sự giải phóng O2 có

tác dụng oxy hoá mạnh.

Br là chất kháng khuẩn tốt, đặc biệt là đối với nhóm không có bào tử như E. coli, Salmonella. Ở nồng độ 0,2 ppm có thể diệt 95 – 97% E.coli, ở nồng độ 15ppm diệt tụ cầu khuẩn, ở nồng độ 0,03 – 0,06 ppm diệt vi khuẩn thương hàn.

+ Iot (I2): hoà tan trong cồn và trong dung dịch của KI hoặc NaI. Iot là tác nhân oxy hoá mạnh làm phá huỷ các chất trao đổi chủ yếu của vi sinh vật như làm bất hoạt enzim. Ở nồng độ 0,2ppm diệt 95% E.coli trong 60 phút, nồng độ 0,05 – 0,5N làm virut bất hoạt. Iot được dùng trong sát trùng da, nước, không khí.

- Kim loại nặng và hợp chất của nó:

Tác dụng của kim loại nặng là do độ độc của ion kim loại chứ không phải là kết quả của phản ứng hoá học tác động đối với tế bào sống. Các ion kim loại nặng được giải phóng đã gây bất hoạt đối với enzim:

R – SH + X+ R – S – H + H+

(enzim) (ion KL)

Có thể dùng kim loại để xử lý các chế phẩm rượu, dấm, siro, rượu vang hay nước.

Các muối kim loại nặng đều rất độc đối với vi sinh vật. Tác dụng độc là do các ion kim loại làm bất hoạt các enzim có nhóm –SH hoặc làm kết tủa protein trong tế bào. Ví dụ: HgCl2 có tính sát trùng mạnh, ở nồng độ 0,01% ức chế nhiều loại vi sinh vật, còn ở nồng độ 0,02% thì tiêu diệt nhiều vi khuẩn.

AgNO3 nồng độ 0,01% gây kìm hãm vi sinh vật, nồng độ 2% diệt vi khuẩn, người ta thường dùng dung dịch AgNO3 1% dùng nhỏ mắt trẻ sơ sinh; bông băng tẩm AgNO3 0,5% để đắp vết bỏng. CuSO4 0,001% ức chế được vi khuẩn, nồng độ 0,001% ức chế được tảo ở ao hồ, nồng độ cao hơn có thể giết chết tảo sau 1 ngày. CuSO4 được dùng để xử lý các bể nước và là thành phần của dung dịch Bordaux dùng để trừ nấm.

- Phenol và các dẫn suất của nó: Phenol và các dẫn xuất của nó là cresol, lysol... với nồng độ thích hợp trong dung dịch có tính sát trùng mạnh. Tác dụng của chúng chủ yếu là do tác dụng vật lý của chúng, là do chúng phá hoại tính thấm của màng tế bào chất, làm biến tính protein. Tuy nhiên tác dụng của chúng phụ thuộc vào nồng độ, môi trường, trạng thái vi sinh vật và tính chất của hợp chất.

- Cồn: Tác dụng khử trùng của cồn là do nó gây đông tụ protein nguyên sinh chất, hoà tan lipit màng tế bào. Tuy nhiên tác dụng khử trùng của cồn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

+ Khối lượng phân tử của cồn: tác dụng sát trùng của metylic < etylic < butylic < propylic.

+ Nồng độ cồn: nồng độ có hiệu quả sát trùng cao của metylic là 70 – 90%,

còn của propylic là 40 – 80%. Ở nồng độ cao do tác dụng khử nước mạnh, gây ra sự

rút nước ra khỏi tế bào, ngăn cản sự xâm nhập của cồn vào trong tế bào. + Bào tử đề kháng tốt hơn tế bào sinh dưỡng.

+ Phương pháp tác động: thời gian sát trùng lâu, tác động mạnh và giữ nồng độ ổn định thì hiệu quả sát trùng cao.

Người ta thường dùng cồn trong sát trùng da, dụng cụ mổ...

- Fomandehit: là chất khí , rất độc. Dung dịch chứa 37 – 40% focmaldehyt gọi là focmol (focmalin). Dung dịch focmol có tác dụng khử trùng mạnh. Người ta thường dùng để sát trùng nhưng có nhược điểm là bay hơi mạnh gây kích thích niêm mạc mắt mũi, làm xơ cứng tổ chức. Có thẻ dùng để tiêu độc dụng cụ dựng phân, nước tiểu (nồng độ 10%), sát trùng chuồng trại, ngâm xác chết, trị nấm dùng dung dịch 1 – 5%.

- Xà phòng: là muối K, Na của axit béo bậc cao. Tác dụng diệt khuẩn của xà phòng là do tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của tế bào, nhưng tác dụng này yếu

Một phần của tài liệu Bài giảng vi sinh vật (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)