Kết quả khảo sát tỉ lệ Cam thảo

Một phần của tài liệu ́Luận văn nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm nước linh chi đóng chai pot (Trang 42 - 44)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả các thí nghiệm khảo sát

4.1.3 Kết quả khảo sát tỉ lệ Cam thảo

Cam thảo được dùng để khử bớt vị đắng và mùi nồng của Linh chi và tạo vị ngọt hậu. Các mẫu được đánh giá về chỉ tiêu màu, mùi, vị và đánh giá chung cho từng mẫu. Ở thí nghiệm này tỉ lệ Linh chi được chọn từ thí nghiệm trước là 0,6%, Bồ công anh 0,2%, cố định Cỏ ngọt 0,4% và Bụp giấm 0,05%.

- Về màu: tỉ lệ Cam thảo tăng nhưng màu của sản phẩm không thay đổi nhiều

- Về mùi: cường độ mùi thơm của Cam thảo tăng khi tỉ lệ Cam thảo tăng, nhưng tỉ lệ cao thì mùi thơm hơi nặng nên ít được ưa thích.

- Về vị: tỉ lệ Cam thảo cao thì vị ngọt hậu cũng gắt hơn và có vị cay nên ít được ưa thích.

Bảng 4.3 KẾT QUẢ CHUYỂN ĐIỂM TỪ CÁC SỐ LIỆU ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN KHẢO SÁT TỈ LỆ CAM THẢO THEO PHƯƠNG PHÁP SO HÀNG

THÀNHVIÊN VIÊN MẪU A2 B2 C2 D2 E2 1 -0,5 1,16 0 0,5 -1,16 2 0 -0,5 0,5 1,16 -1,16 3 0 -1,16 1,16 0,5 -0,5 4 0,5 0 -1,16 1,16 -0,5 5 1,16 -1,16 0 0,5 -0,5 6 -1,16 0,5 1,16 0 -0,5 7 0 -0,5 1,16 0,5 -1,16 8 -1,16 1,16 0,5 -0,5 0 9 -0,5 0 0,5 1,16 -1,16 10 0,5 0 -0,5 1,16 -1,16

11 1,16 0 -1,16 0,5 -0,512 0 -0,5 0,5 1,16 -1,16 12 0 -0,5 0,5 1,16 -1,16 13 -1,16 0,5 0 1,16 -0,5 14 0 1,16 -0,5 0,5 -1,16 15 -1,16 1,16 -0,5 0,5 0 Tổng -2,32 1,82 1,66 9,96 -11,12

Hình 4.3 Đồ thị biểu diễn điểm đánh giá cảm quan thí nghiệm khảo sát tỉ lệ Cam thảo Nhận xét:

Bảng 4.3 là kết quả đánh giá cảm quan của các mẫu nước với tỉ lệ Cam thảo ở các nồng độ khác nhau. Từ bảng Anova ở phụ lục B3 cho ta kết quả, sự khác biệt giữa các mẫu với tỉ lệ cam thảo khác nhau là có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% với P<0,05.

Ở bảng LSD sự khác nhau giữa các mẫu A2, B2, C2 là không có ý nghĩa. Hai mẫu E2 và D2 có sự khác biệt với các mẫu khác ở mức ý nghĩa 5%, trong đó mẫu D2 với số điểm trung bình cao nhất là 0,664 điểm.

Cam thảo có vị ngọt, tính bình, để sống (đồ mềm, sấy khô) có tác dụng giải độc, tả hoả; tẩm mật sao vàng (chích cam thảo) lại có tác dụng ôn trung, nhuận phế, điều hoà các vị thuốc [36]. Cam thảo được sử dụng nhằm khử bớt mùi nồng và vị đắng của Linh chi.

Các mẫu A2, B2, C2 có tỉ lệ cam thảo thấp tuy không làm thay đổi màu của nước Linh chi nhưng mùi nồng và vị đắng của nước Linh chi không giảm đi nhiều. Ở mẫu E2 tỉ lệ cam thảo tăng lên cao không làm thay đổi nhiều màu nước Linh chi, tuy nhiên mùi thơm của cam thảo quá đậm làm cho sản phẩm không còn mùi Linh

chi và vị ngọt hậu gắt có vị hơi cay. Ở hình 4.3 cho thấy các mẫu này có điểm cảm quan thấp không được sự ưa thích của các cảm quan viên.

Mẫu D2 cho sản phẩm có mùi thơm nhẹ của Linh chi, Bồ công anh, Cam thảo, Cỏ ngọt; màu vàng đậm đặc trưng của nước Linh chi, vị ngọt mát và không có vị cay nên nhận được sự ưa thích của các cảm quan viên.

Kết luận

Mẫu D2 (tỉ lệ Cam thảo là 0,2%) được lựa chọn để sản xuất thử nghiệm sản phẩm.

Một phần của tài liệu ́Luận văn nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm nước linh chi đóng chai pot (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)