Tranh chấp giữa NH thanh toán và người hưởng lợi

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tranh chấp về bộ chứng từ trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng tại các ngân hàng việt nam (Trang 26 - 28)

Tranh chấp giữa NH thanh toán và người hưởng lợi phát sinh thường do quan điểm về tính hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán khác nhau. Đối với NHPH, NH có riêng bộ tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ do phòng Thương mại quốc tế ban hành làm căn cứ kiểm tra. Trong khi đó, người XK chỉ căn cứ vào L/C để lập chứng từ, còn các tiêu chuẩn về lập chứng từ theo thông lệ quốc tế thì họ thường không quan tâm đến. Chính vì vậy, khi mâu thuẫn phát sinh do NHPH trả lại bộ chứng từ với lý do không phù hợp và từ chối thanh toán, người XK không đồng ý và tranh chấp xảy ra. Một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với L/C phải đáp ứng được các yêu cầu sau :

a/ Tính hợp lệ của bộ chứng từ:

Các chứng từ phải phù hợp với luật lệ và tập quán thương mại mà hai nước người mua và người bán đang áp dụng và được dẫn chiếu trong L/C.

Nội dung và hình thức của các chứng từ thanh toán phải được lập theo đúng yêu cầu đề ra trong L/C.

Những nội dung và các số liệu có liên quan giữa các chứng từ không được mâu thuẫn với nhau, nếu có sự mâu thuẫn giữa các chứng từ mà từ đó người ta không thể xác định một cách rõ ràng, thống nhất nội dung thuộc về tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, tổng trị giá, tên của người hưởng lợi…thì các chứng từđó sẽ bị NH từ chối thanh toán vì bộ chứng từđã mâu thuẫn với nhau.

Một chứng từ có thể ghi ngày trước ngày phát hành tín dụng.

Trên thực tế có rất nhiều sai sót xảy ra trong quá trình lập chứng từ, ví dụ như là:

+Lập chứng từ sai lỗi chính tả hoặc lỗi đánh máy làm sai nghĩa của từ hoặc câu (ví dụ model 123 ghi thành model 132), sai tên, địa chỉ của các bên tham gia, của hãng vận tải

+Chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng như thiếu bản gốc hoặc bản sao theo như yêu cầu của L/C.

+Các sai sót trên bề mặt chứng từ: số tiền trên chứng từ vượt quá giá trị của L/C; các chứng từ không ghi số L/C, không đánh dấu bản gốc; các chứng từ không khớp nhau hoặc không khớp với nội dung của L/C về số lượng, trọng lượng, mô tả hàng hoá…; các chứng từ không tuân theo quy định của L/C về cảng bốc dỡ hàng, về hãng vận tải, về phương thức vận chuyển hàng hóa…

b/ Xuất trình chứng từ:

NH thanh toán phải kiểm tra việc xuất trình chứng từ để quyết định chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không. Bộ chứng từ xuất trình không những phù hợp với quy định của L/C mà còn phải được xuất trình tại thờiđiểm quy định trong L/C và trong thời hạn hiệu lực của L/C. Nếu trong L/C không quy định, thì việc xuất trình không được muộn quá 21 ngày dương lịch sau ngày giao hàng. Nếu như người hưởng lợi xuất trình chứng từ quá thời hạn hiệu lực của L/C thì NHPH có quyền từ chối thanh toán.

Ngay cả khi người hưởng lợi xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo mà NHPH lại mất khả năng thanh toán thì lúc này rủi ro vẫn thuộc về phía người hưởng lợi. Cũng có trường hợp, do quan hệ của NHPH và người NK, vì một lý do nào đó người NK không muốn nhận lô hàng nên đã yêu cầu NHPH từ chối thanh toán mặc dù bộ chứng từ xuất trình là phù hợp và NH đã chấp nhận. Điều

này hoàn toàn trái với thông lệ quốc tế. Người hưởng lợi do không lấy được tiền thanh toán đã kiện lại phía NHPH do không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.

c/ Quy định thanh toán của NH

Theo điều 14b UCP600, NH có tối đa là 5 ngày làm việc NH tiếp theo ngày xuất trình để quyết định xem việc xuất trình có phù hợp hay không. Nếu NH không làm tròn trách nhiệm của mình, thông báo từ chối thanh toán khi đã quá 5 ngày làm việc như quy định, thì lúc này NH sẽ mất quyền từ chối thanh toán và khó tránh được rủi ro khi tranh chấp phát sinh.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tranh chấp về bộ chứng từ trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng tại các ngân hàng việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)