Tranh chấp giữa các ngân hàng

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tranh chấp về bộ chứng từ trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng tại các ngân hàng việt nam (Trang 31)

a/ Tranh chấp thường phát sinh giữa NHTB và NHPH

Các tranh chấp phát sinh ở đây thường là do quan điểm về bộ chứng từ phù hợp của ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo không giống nhau. Ví dụ, một hối phiếu với số tiền được ghi là: 123,578.00 USD (one*two*three*five *seven*eight US dollar) đã được ngân hàng thông báo chiết khấu, nhưng ngân hàng phát hành lại cho là chứng từ hối phiếu có số tiền bằng số và bằng chữ không thống nhất với nhau, không phù hợp với cách ghi số tiền trên chứng từ tài

chính theo tập quán. Thực tế việc xác định sai biệt nào là nặng hay nhẹ hay không phải là sai biệt trong bộ chứng từ là một việc không phải dễ, mà bản thân các điều khoản của UCP cũng không quy định rõ vấn đề này, nên các ngân hàng thường theo tập quán và quan điểm của riêng họ. Vì vậy, cách tốt nhất là các ngân hàng nên kiểm tra kỹ bề mặt của chứng từ theo các quy định của L/C, và khi có những điểm chưa phù hợp thì chưa vội trả tiền, hay chiết khấu không có bảo lưu. Hoặc tranh chấp phát sinh do NHTB thực hiện không theo đúng các chỉ dẫn của NHPH trong L/C.

b/ Tranh chấp giữa NHđCĐ và NHPH

NhđCĐ là NH tại đó L/C có giá trị thanh toán. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày xuất trình, NHđCĐ phải kiểm tra việc xuất trình để quyết định xem trên bề mặt của chứng từ có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không. Khi NHđCD quyết định rằng xuất trình là phù hợp và thanh toán hoặc chiết khấu, thì phải chuyển giao chứng từ đến NHPH. Tuy nhiên, do bất cẩn, NHđCĐ làm thất lạc một phần bộ chứng từ xuất trình và bộ chứng từ được chuyển đến NHPH sẽ bị thiếu khiến cho người NK không thể đi nhận hàng. Lúc này, tranh chấp sẽ phát sinh giữa NHđCĐ và NHPH do NHđCĐ không thực hiện hết trách nhiệm của mình. Hoặc NHđCĐ đã chiết khấu bộ chứng từ, tuy nhiên, NHPH bị phá sản do đó NHđCĐ sẽ không thu lại được khoản tiền đã chiết khấu.

1.3.4. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp trong thanh toán L/C

a/ Nguyên tắc và bản chất thanh toán bằng L/C

So với các phương thức thanh toán chủ yếu được áp dụng trong ngoại thương như chuyển tiền, nhờ thu thì phương thức thanh toán bằng L/C là phương thức được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên phương thức thanh toán bằng L/C cũng

là phương thức có nhiều rủi ro do L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ. Khi chứng từ xuất trình là phù hợp, thì NHPH phải thanh toán, mặc dù trên thực tế hàng hóa có thể không được giao hoặc được giao không đúng như ghi trên chứng từ. Việc thanh toán bằng L/C không hề căn cứ vào tình hình thực tế của hàng hóa; nếu hàng hóa không khớp với chứng từ, thì hai bên mua bán trực tiếp giải quyết với nhau trên cơ sở hợp đồng mua bán, không liên quan đến NH. Như vậy, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro giữa các bên tham gia trong thanh toán bằng L/C.

b/ Nguồn luật điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng L/C

Hiện nay, Việt Nam cũng như nhiều nước khác chưa có luật riêng trực tiếp điều chỉnh hoạt động thanh toán TDCT. Một trong những văn bản pháp lý hiện đang thông dụng nhất, được áp dụng trong thanh toán bằng L/C là UCP600 của Phòng Thương mại quốc tế Paris. Tuy nhiên, UCP là văn bản pháp lý mang tính chất không bắt buộc, nghĩa là UCP600 không được tự động áp dụng để điều chỉnh L/C trừ khi các bên tham gia thỏa thuận áp dụng bằng cách dẫn chiếu UCP600 vào trong L/C (riêng đối với phát hành L/C bằng hệ thống điện Swift thì UCP600 đương nhiên được các bên áp dụng). Bên cạnh đó cũng phải kể đến những bất cập do chính các điều khoản của UCP600 chưa theo kịp với những phát sinh trong sử dụng tín dụng chứng từ gắn với hoạt động kinh doanh vô cùng phong phú. Do bản quy tắc này chỉ có giá trị pháp lý tùy ý nên trong thực tiễn đã từng có nhiều tranh chấp do việc không dẫn chiếu UCP trong hợp đồng mua bán hoặc trong L/C.

Khi có tranh chấp phát sinh, các bên thường chọn giải pháp thương lượng để tránh gây ảnh hưởng đến uy tín, chỉ khi không thể thương lượng được thì mới giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hoặc tòa án. Việc chưa có nguồn luật điều chỉnh hướng dẫn cụ thể cũng gây khó khăn cho người xét xử khi viện dẫn các điều luật, quy định vào các tình huống tranh chấp.

d/ Trình độ nghiệp vụ của các bên tham gia

Thực tiễn cho thấy việc vận dụng UCP600 trong nghiệp vụ tín dụng chứng từ cũng phát sinh nhiều tranh chấp. Nguyên nhân của tình trạng này phần nhiều là do trình độ vận dụng UCP600 của các bên tham gia còn nhiều hạn chế. Đối với các ngân hàng khi tham gia phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ đa số đều sử dụng UCP600 làm nguồn luật điều chỉnh. Đối với các doanh nghiệp XNK, nhận thức về UCP600 cũng như trình độ vận dụng tỏ ra chưa tương xứng với mức độ phổ biến của việc sử dụng văn bản này. Nhiều doanh nghiệp cho rằng UCP là văn bản nghiệp vụ dành riêng cho các NH, còn doanh nghiệp XNK chỉ cần tuân thủ nội dung yêu cầu của L/C là đủ. Sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng kiểm tra chứng từ và nguồn nhân sự xử lý giao dịch L/C cũng là nguyên nhân gây nên những tranh chấp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong ngoại thương, việc thanh toán giữa các người xuất khẩu và nhập khẩu thuộc hai quốc gia khác nhau thường được tiến hành thông qua ngân hàng bằng những phương thức thanh toán nhất định. Việc lựa chọn phương thức thanh toán nào là tùy thuộc vào sự thương lượng giữa hai bên và phù hợp tập quán cũng như luật lệ trong thanh toán và buôn bán quốc tế. Nhìn chung, trong ngoại thương hiện nay người ta sử dụng các phương thức thanh toán như phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức ghi sổ và phương thức tín dụng chứng từ, trong đó phương thức TDCT được sử dụng phổ biến nhất.

Chương I của khóa luận trình bày khái quát về phương thức TDCT và các tranh chấp về bộ chứng từ trong phương thức thanh toán bằng L/C trong nền kinh tế nói chung và các ngân hàng nói riêng. Cũng trên cơ sở hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C, chương này giới thiệu những kiến thức cơ bản về phương thức thanh toán TDCT như khái niệm, quy trình thanh toán, phân loại, văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng L/C. Bên cạnh đó, cũng đề cập đến bộ chứng từ và các tranh chấp về bộ chứng từ trong PTTT bằng L/C, nguyên nhân phát sinh tranh chấp.

Với việc trình bày những cơ sở lý luận chung nhất về phương thức tín dụng chứng từ và những tranh chấp về bộ chứng từ trong phương thức TDCT, thực tiễn tranh chấp về bộ chứng từ trong PTTT này tại các NH Việt Nam sẽ như thế nào? Đánh giá về tình hình giải quyết tranh chấp ra sao? Những câu hỏi đó sẽ được giải đáp ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN TRANH CHẤP VỀ BỘ CHỨNG TỪ TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BẰNG L/C TẠI CÁC NGÂN

HÀNG VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾBẰNG L/C TẠI VIỆT NAM BẰNG L/C TẠI VIỆT NAM

Ngày nay, Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ ngoại thương, thị trường được mở rộng toàn cầu, có thêm nhiều bạn hàng trên thê giới. Để đảm bảo an toàn trong khâu thanh toán, thì phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra hiệu quả và phù hợp hơn hẳn các phương thức khác. Tỷ trọng doanh số và thu nhập từ hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng L/C luôn chiếm ưu thế trong các năm trở lại đây. Phân tích chọn mẫu một số NHTM của Việt Nam dưới đây:

Bảng 2.1: Doanh số L/C xuất (đơn vị: triệu USD)

Tên ngân hàng Năm 2007 Năm 2008

NHCT Bình Dương 21 24

NH Ngoại thương 293 359

NH NN-PTNT 462 508

NH Đầu tư-phát triển 84 94

NH Á Châu 31 67

(Nguồn: Báo cáo thường niên của một số NHTM năm 2007-2008) 0 100 200 300 400 500 600 Năm 2007 Năm 2008

Biểu đồ 1: Doanh số L/C xuất

NHCT Bình Dương NH Ngoại thương

NH NN-PTNT

NH Đầu tư-phát triển

NH Á Châu

NH Đông Á

Về doanh số L/C xuất, NH NN-PTNT chiếm thị phần cao nhất: năm 2007 đạt 462 triệu USD, chiếm 50,7%; năm 2008 đạt 508 triệu USD, chiếm 46,7%. NH Ngoại thương, năm 2007, đạt 293 triệu USD, chiếm 32,2%; năm 2008 đạt 359 triệu USD, chiếm 33%. Về phía khách hàng, đối với L/C có xác nhận, NHTB sẽ thực hiện trả tiền ngay hoặc trả tiền vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm) cho người hưởng lợi ngay khi bộ chứng từ được NHPH chấp nhận thanh toán. Khách hàng có thể đề nghị NH chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng. Mức chiết khấu có lên đến 98% giá trị hợp đồng, tùy theo mức độ quan hệ và uy tín của khách hàng với.

Qua bảng và biểu đồ dưới đây (bảng 2.2 và biểu đồ 2), ta thấy NH Ngoại thương lại chiếm ưu thế hơn: năm 2007 đạt 234 triệu USD, chiếm 44,7%; đến năm 2008 đạt 372 triệu USD, chiếm 48,7%. Đối với L/C nhập, các NHPH cam kết với người NK là người hưởng lợi sẽ phải làm tất cả những gì theo quy định trong L/C để đảm bảo việc họ được thanh toán tiền. Người NK chỉ thực hiện thanh toán khi chứng từđã được chuyển đến NHPH và được NHPH chấp nhận.

Bảng 2.2: Doanh số L/C nhập (đơn vị: triệu USD)

Tên ngân hàng Năm 2007 Năm 2008

NHCT Bình Dương 13 14

NH Ngoại thương 234 372

NH NN-PTNT 208 262

NH Đầu tư-phát triển 31 40

NH Á Châu 14 40

NH Đông Á 23 36

(Nguồn: Báo cáo thường niên của một số NHTM năm 2007-2008)

0 50 100 150 200 250 300 350 400 Năm 2007 Năm 2008 Biểu đồ 2: Doanh số L/C nhập NHCT Bình Dương NH Ngoại thương NH NN-PTNT

NH Đầu tư-phát triển

NH Á Châu

Bảng 2.3: Thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C (đơn vị: triệu đồng)

Tên ngân hàng Năm 2006 Năm 2007

NHCT Bình Dương 622 822

NH Ngoại thương 3.131 3.639

NH NN-PTNT 6.430 7.713

NH Đầu tư-phát triển 2.909 3.958

NH Á Châu 778 1.836

NH Đông Á 1.618 2.747

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007-2008)

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 Năm 2007 Năm 2008

Biểu đồ 3: Thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C

NHCT Bình Dương NH Ngoại thương NH NN-PTNT NH Đầu tư-phát triển NH Á Châu

Nguồn thu từ hoạt động thanh toán L/C thường rất lớn vì có nhiều khoản phí liên quan như phí mở L/C, điện phí, phí thanh toán, lãi chiết khấu bộ chứng từ, phí cam kết… Nếu doanh số thanh toán L/C cao sẽ kéo theo thu dịch vụ và thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng lợi nhuận hàng năm của các NH. Điển hình là NH NN-PTNT năm 2008 đạt 7.713 triệu đồng, cao gấp 2 lần NH Ngoại thương, NH Đầu tư – phát triển đứng thứ 2 với 3.958 triệu đồng, thấp nhất bảng là NHCT Bình Dương đạt 822 triệu đồng.

2.2. THỰC TIỄN TRANH CHẤP VỀ BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN BẰNG L/C TẠI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại các NH Việt Nam mặc dù mới chỉ phát triển phổ biến trong thời gian gần đây nhưng cũng thu hút lượng khách hàng sử dụng khá lớn do tính an toàn của phương thức này. Tuy nhiên bên cạnh những lợi thế do phương thức TDCT mang lại thì cũng còn nhiều rủi ro tồn tại dẫn đến những tranh chấp giữa các bên.

Các tranh chấp về bộ chứng từ trong thanh toán bằng L/C tại các ngân hàng Việt Nam thường xảy ra giữa NH thanh toán và người hưởng lợi, giữa NHPH và người yêu cầu mở L/C, giữa người mua và người bán và giữa các NH.

2.2.1. Tranh chấp phát NH thanh toán và người hưởng lợi

Điều 5 UCP600 đã quy định rõ: “Các ngân hàng giao dịch bằng các chứng từ và không giao dịch bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan”. Việc lập và xuất trình bộ chứng từ phù hợp cho NH phát hành hoặc NH xác nhận L/C là nghĩa vụ cơ bản đối với người hưởng lợi. Nếu vì một lý do nào đó, người hưởng lợi không xuất trình được bộ chứng từ đòi tiền phù hợp thì quyền lợi của bản thân người hưởng lợi, NH trả tiền, NH chiết khấu

sẽ bị ảnh hưởng. Sau đây là một trường hợp rủi ro điển hình do người XK xuất trình chứng từ không phù hợp với các điều kiện quy định trong L/C.

a/ Tranh chấp liên quan đến chứng từ vận tải (B/L)

Tháng 8/2007 Công ty Dược phẩm T xuất một lô hàng sang Ên Độ, trị giá lô hàng là 6.400 USD, phương thức thanh toán bằng L/C không hủy ngang, trả ngay, được phép chuyển tải, tuân thủ UCP600. NH mở L/C là Standard Chactered Bank (SCB), NH thông báo là NH A. L/C có yêu cầu:

+ Trọn bộ 3 bản gốc B/L đã bốc, hoàn hảo.

+ Gửi hàng được tiến hành từ bất kỳ cảng nào của Việt Nam đến cảng Bombay, Ấn Độ.

Công ty Dược phẩm T đã tiến hành gửi hàng bằng đường biển từ một cảng của Việt Nam đến cảng Cancutta, sau đó hàng được vận chuyển tiếp bằng xe tải đến cảng Bombay, Ấn Độ. Sau khi gửi hàng, công ty Dược phẩm TW1 lập bộ chứng từ và xuất trình cho NH A để gửi tới SCB yêu cầu thanh toán. Trên vận đơn xuất trình có ghi:

+ Cảng bốc hàng (Port of loading): Cảng Hải Phòng, Việt Nam + Cảng dỡ hàng (Port of discharge): Cảng Cancutta, Ấn Độ

+ Nơi đến cuối cùng (Place of final destination): Cảng Bombay, Ấn Độ SCB đã từ chối thanh toán bộ chứng từ trên với lý do B/L không thể hiện việc gửi hàng từ một cảng của Việt Nam tới cảng Bombay, Ấn Độ như yêu cầu của L/C. Theo điều 19a UCP600, yêu cầu chứng từ vận tải đa phương thức phải chỉ rõ nơi gửi hàng, nhận hàng để chở hoặc giao hàng và nơi hàng đến cuối cùng

quy định như trong L/C. Trong trường hợp này, L/C quy định việc gửi hàng từ “một cảng Việt Nam” đến “cảng Bombay, Ấn Độ”. Do đó, chứng từ vận tải được chấp nhận phải chỉ rõ được bốc hàng tại cảng Hải Phòng, Việt Nam và dỡ hàng tại cảng cuối cùng là Bombay, Ấn Độ. Tuy nhiên, B/L được xuất trình ghi cảng dỡ hàng là cảng Cancutta, Ấn Độ là không phù hợp với yêu cầu của L/C. Hơn nữa, điều 19b UCP600 cũng định nghĩa “chuyển tải là dỡ hàng xuống từ phương tiện vận tải này và lại bốc hàng lên một phương tiện vận tải khác (dù cho phuong thức vận tải có khác nhau hay không) trong quá trình vận chuyển từ nơi gửi, nhận hàng để chở hoặc nơi giao hàng đến nơi đến cuối cùng quy định trong tín dụng”. Trong khi đó, công ty Dược phẩm T lại hiểu sai rằng chuyển tải là chuyển sang một phương thức vận chuyển khác. Vì thế, công ty đã gửi hàng bằng đường biển đến cảng Cancutta và vận chuyển tiếp bằng đường bộ (xe tải) đến cảng Bombay. Do tất cả những lỗi trên nên NH mở L/C đã từ chối thanh toán và phải mất rất nhiều thời gian thương lượng, chi phí tốn kém NH A mới thuyết phục được đối tác chuyển sang phương thức nhờ thu.

b/ Tranh chấp liên quan đến chứng từ hàng hóa (Hóa đơn thương mại)

Trong bộ chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình, hóa đơn thương mại là một trong những chứng từ thường được yêu cầu. Đây là một trong những cơ

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tranh chấp về bộ chứng từ trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng tại các ngân hàng việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)