Kết quả giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tranh chấp về bộ chứng từ trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng tại các ngân hàng việt nam (Trang 55 - 58)

Cùng với sự thuận tiện trong thanh toán quốc tế do L/C mang lại, ta thấy một vấn đề nổi lên là tranh chấp trong giao dịch TDCT phát sinh ngày càng nhiều và càng phức tạp, đòi hỏi mỗi quốc gia cần có những quy định cụ thể của riêng mình để làm cơ sở cho Tòa án xét xử. Theo kết quả điều tra toàn cầu do ICC thực hiện năm 2007, có khoảng 70% chứng từ xuất trình theo tín dụng thư

đã bị ngân hàng từ chối ở lần xuất trình đầu tiên vì có sai sót, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cả về thời gian và tiền bạc (thông thường mỗi lần làm lại chứng từ doanh nghiệp phải tốn từ 50 - 100USD). Có thể nhận thấy, do các doanh nghiệp XNK lấy trọng tâm kinh doanh là lãi từ thương vụ mua bán, ít tập trung vào các nghiệp vụ NH có liên quan, phụ thuộc vào sự trợ giúp của NH, nên khi bộ chứng từ có sai sót, NH tắc trách, kiểm tra qua loa, không phát hiện ra hoặc bắt lỗi chứng từ không đúng, trong khi doanh nghiệp không có đủ năng lực chuyên môn đã chấp nhận bộ chứng từ, dẫn đến tổn thất lớn về tiền bạc, uy tín, không có hàng để giao hoặc để sản xuất, tiền đã thanh toán khó đòi lại được.

Về phía NH, không thực hiện hết trách nhiệm của mình, không phát hiện ra lỗi của bộ chứng từ khiến cho khách hàng phải chịu tổn thất thì bản thân NH cũng không tránh được trách nhiệm liên quan. NH sẽ bị mất uy tín, người NK sẽ vin vào việc thông báo lỗi chứng từ để từ chối nhận hàng và từ chối thanh toán. Hàng hóa gặp rủi ro giảm giá, hư hỏng, chịu các loại phí lưu kho, lưu bãi, phí bảo hiểm; người chuyên chở có thể mang hàng đi bán ở nước khác. Các tranh chấp về bộ chứng từ trong thanh toán bằng L/C tại các NH Việt Nam thường bắt nguồn từ khâu xuất trình và kiểm tra chứng từ của các bên tham gia hoặc do quan điểm trái ngược vể tính hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán. Việc hạn chế lỗi của bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế bằng L/C vô cùng khó khăn, đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các NH hết sức cẩn trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ, đảm bảo tính hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán.

KT LUẬN CHƯƠNG 2

Phương thức tín dụng chứng từ ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong thanh toán quốc tế, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo khả năng thanh toán cho người bán mà đặc biệt là những khách hàng mới thực hiện ký kết hợp đồng ngoại thương với các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, phương thức TDCT là cũng một phương thức có quy trình kỹ thuật phức tạp, nhiều rủi ro, đòi hỏi các bên tham gia phải có sự am hiểu tường tận về thủ tục, quy trình nghiệp vụ, thông lệ quốc tế và một số quy định trong L/C.

Nội dung chương II bắt đầu bằng việc giới thiệu khát quát chung về tình hình thanh toán quốc tế bằng L/C tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chương II cũng phân tích thực tiễn tranh chấp về bộ chứng từ trong phương thức TDCT và đánh giá về tình hình giải quyết tranh chấp tại các NH Việt Nam. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia, nguyên nhân tranh chấp ở chương II, là tiền đề đưa ra các giải pháp ngăn ngừa, giải quyết tranh chấp trong thanh toán bằng L/C tại các NH Việt Nam trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA VÀ GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP TRONG THANH TOÁN BẰNG L/C TẠI CÁC NGÂN

HÀNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tranh chấp về bộ chứng từ trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng tại các ngân hàng việt nam (Trang 55 - 58)