Giải pháp về công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật 1 Về công tác khuyến nông

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lạc vụ đông xuân ở xã thạch mỹ huyện lộc hà tỉnh hà tĩnh (Trang 37 - 42)

9.1 Về công tác khuyến nông

Đây là một trong những giải pháp quan trọng của nhà nước giúp nông dân phát triển sản xuất. Lạc tuy là cây trồng truyền thống nhưng kỹ thuật phấn lớn dựa vào kinh nghiệm nên phải truyền bá rộng rãi tiến bộ kỹ thuật về thâm cach, thu hoạch, bảo quản, chế biến cho nông dân:

- Phổ biến những kinh nghiệm điển hình sản xuất giỏi, tổ chức cho nông dân tham quan học hỏi lẫn nhau.

- Bồi dưỡng cho người sản xuất những kiến thức cần thiết để áp dụng ứng xử nhanh nhạy với thị trường, tìm ra biện pháp thích hợp trong áp dụng tiến bộ ký thuật tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm.

- Thường xuyên cung cấp thông tin về thời vụ gieo trồng, giống, sâu bệnh, thị trường giá cả để người nông dân chủ động ứng kịp thời, có hiệu quả.

9.2 Về bảo vệ thực vật

Hiện nay nông dân và các tổ chức kinh tế đang sư dụng phổ biến các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh, không những đối phó Thạch Mỹ mà nhiều địa phương khác cũng đang ứng dụng.Để hạn chế những mặt tiêu cực của việc bảo vệ thực vật nên dùng các biện pháp phòng trư tổng hợp theo chương trình IBM đang được ứng dụng khà phổ biến trên địa bàn xã Thạch Mỹ.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN

Xã Thạch Mỹ là một trong những xã sản xuất lạc trọng điểm của huyện Lộc Hà. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong đó hướng dẫn sản xuất lạc được chú trong là một giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân trong vùng.

Từ việc phân tích thực trạng và một số giải pháp phát triển sản xuất lạc hàng hoá của xã Thạch Mỹ - huyện Lộc Hà, chúng tôi có một số kết luận sau:

- Thứ nhất, sản xuất lạc ở nước ta nói chung và xã Thạch Mỹ nói riêng phát triển qua các năm với tốc độ ngày một nhanh do việc chế biến, xuất khẩu lạc của nước ta được đẩy mạnh. Nông dân xã Thạch Mỹ đã nhận thấy hiệu quả kinh tế của cây lạc cao hơn nhiều so với cây khác nhưng vẫn chưa mạnh giạn đầu tư vào sản xuất do tập quán canh tác của một bộ phận nông dân. Do đó diện tích cây lạc vẫn chiếm tỷ trọng hạn chế trong cơ cấu tổng diện tích gieo trồng của xã. Điều này đã ảnh hưởng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá của cây lạc.

- Thứ hai, quá trình đầu tư thâm canh của các hộ còn thấp và chưa cân đối. Lạc giống chủ yếu được bà con giữ lại sau khi thu hoạch, điều kiện bảo quản không tốt làm cho giống bị thoái hoá, biến chất, gây ảnh hưởng đến năng suất. Giá các loại phân như: đạm, lân, kali, vôi, thuốc BVTV và công lao động rất cao làm cho hộ đầu tư ít lại, không đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật.

- -Thứ ba, một trong những nhân tố hạn chế phát triển sản xuất lạc hàng hoá của xã Thạch Mỹ đó là hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu cho lạc. Toàn bộ diện tích trồng lạc của xã phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời. Hiện nay xã chưa có hệ thống bê tông hoá kênh mương để phục vụ tưới tiêu cho cây lạc.

- Thứ tư, lạc là một cây có giá trị kinh tế cao, tỷ số VA/IC khá cao. Điều đó chứng tỏ sản xuất lạc đã góp phần tăng thu nhập cho các hộ.

- Thứ năm, các hộ đã trồng luân canh cây lạc với loại cây trồng khác hợp lý vừa có tác dụng cải tạo đất, môi trường, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Thứ sáu, sản lượng sản xuất ra được các hộ dùng để bán là chủ yếu (chiếm hơn 88%). Giá lạc bán rất cao, từ 17500 đồng đến 18000 đồng/kg, cao hơn rất nhiêu so với các nông sản khác. Lạc được xuất khẩu và chế biến thành nhiều sản phẩm có giá trị cao, được nhiều người ưa chuộng.

Qua đó chúng ta có thể khẳng định rằng lạc là cây công nghiệp mang tính hàng hoá cao.

2. KIẾN NGHỊ

* Với nhà nước:

Nhà nước cần có các chính sách giá cả hợp lý, đặc biệt là các chính sách về giá đầu vào cho sản xuất nông nghiệp cũng như là giá hàng nông sản để khuyến khích người dân yên tâm sản xuất.

Nhà nước cần tìm các mối quan hệ với các nước bên ngoài nhằm tìm kiếm các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, giải quyết đầu ra cho người dân để họ tích cực áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Nhà nước cần có các chủ trương cho người dân vay vốn với lãi suất thấp để họ có vốn đầu tư cho trồng trọt và phát triển chăn nuôi, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.

Tăng cường các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là với người dân nơi đây để tạo động lực cho sản xuất phát triển.

Tăng cường các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là với người dân nơi đây để tạo động lực cho sản xuất phát triển.

* Với UBND xã:

UBND xã cần có các chế độ ưu đãi hợp lý đối với các cán bộ khuyến nông để khuyến khích họ làm việc có hiệu quả hơn. Hơn nữa, hệ thống khuyến nông trong xã còn rất ít, hoạt động lại không thường xuyên, vì vậy cần phải tăng cường cán bộ khuyến nông, đặc biệt là khuyến khích để tăng cường các khuyến nông tự nguyện. Bên cạnh đó, xã cần có các chính sách nhằm khuyến khích người dân thành lập các hội những người cùng sở thích....

Đặc biệt là trong những năm tới xã cần phải đầu tư nhiều hơn nữa để phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống kênh mương cần được đảm bảo để đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp.

Tích cực tìm kiếm các đối tác bên ngoài nhằm bao tiêu sản phẩm cho người dân, cho người vay vốn, đặc biệt là các hộ nghèo mà không cần thế chấp, có thể cho vay bằng vật tư nông nghiệp.

* Với người nông dân:

Các hộ phải tích cực áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, tăng cường đầu tư cho cây lạc, ngoài ra cần phải đầu tư cho phát triển chăn nuôi nhằm tăng lượng phân chồng cho trồng trọt.

Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kỹ thuật do ban khuyến nông xã cũng như trạm khuyến nông huyện tổ chức nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật. Tích cực học hỏi các hộ sản xuất tiên tiến để có thểm kiến thức cho phát triển sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất lạc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tích cực tìm hiểu các thông tin về thị trường giá cả, nhằm có kiến thức thêm về thị trường, tránh bị tư thương ép cấp, ép giá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kinh tế xã hội xã Thạch Mỹ huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh, năm 2010, 2011, 2012.

2. Báo cáo xây dựng nông thôn mới, xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh 2012.

3. Trang thông tin điện tử huyện Lộc Hà , http://locha.gov.vn

4. Báo cáo tình hình sử dụng đất xã Thạch Mỹ huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tỉnh năm 2012 5. Tổng cục thống kê http://gso.gov.vn

6. Khóa luận hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân 2009 xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Đại Học Thái Nguyên.

7. Lại Hồng Chí,k33 ĐH NN Hà Nội, Đánh gia hiệu quả sản xuất lạc xã Khải Xuân huyện Đồng Tháp tỉnh Hải Dương

8. PGS.TS. Mai văn xuân, PGS.TS. Hoàng Hữu Hòa, PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Lý thuyết thống kê, Trường Đại học kinh tế Huế, 1997.

9. 2. Cố GS.TS Nguyễn Thế Nhã, PGS.TS Vũ ĐìnhThắng, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Trường đại học Kinh tế Quốc dân.

10. 12. Website Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: http://www.agroviet.gov.vn

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lạc vụ đông xuân ở xã thạch mỹ huyện lộc hà tỉnh hà tĩnh (Trang 37 - 42)