Phân tích ảnh hưởng các nhân tố tới sản xuất lạc

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lạc vụ đông xuân ở xã thạch mỹ huyện lộc hà tỉnh hà tĩnh (Trang 29 - 31)

Trong quá trính sản xuất có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất giống như: phân bón, công lao động, BVTV… để tìm hiểu củ thể mức độ ảnh hưởng của chúng tới năng suất lạc, chúng ta hãy phân tích bảng số liệu ở bảng 13.

Bảng 13: Phân bố các nhân tố ảnh hưởng theo năng suất.(BQ/ sào)

NS(kg/sào) Số hộ Giống(kg) Phân chuồng(kg) NPK(kg) BVTV(Lọ)

>100 17 10 10.18 3.49 0.30

100-110 19 5.16 8.7 3.62 0.45

>110 3 9.375 11.25 3.125 0.5

(Nguồn: số liệu điều tra)

Số lượng hộ đạt năng suất cao rất ít, chỉ có 3 hộ đạt năng suất trên 110 kg/ sào và 17 hộ đạt năng suất dưới 100 kg/ sào. Đa số đều đạt năng suất tầm từ 100- 110kg/ sào với 19 hộ. Số hộ đạt năng suất thấp nhiều đã làm cho năng suất bình quân của các hộ điều tra giảm xuống đáng kể.

Nhân tố đầu tiên và quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lạc là phân bón. Đây là nhân tố tác đông trực tiếp, năng suất lạc thấp là do lượng phân bón ít, không đảm bảo chất lượng, không cân đối với các loại phân hữu cơ và vô cơ và

không ứng dung quy trình phủ ni lông. Phân chuồng là loại phân hữu cơ đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và phát triển của lạc.

Phân chuồng có đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhiều mùn, có tác dụng cải tạo đất, giữ phân, giữ nước tốt. Cụ thể những hộ đạt năng suất trên 110 kg/ sào thì bón phân là 11,25 kg/sào , những hộ đạt năng suất từ 100-110kg/sào bón 8,7 kg/ha, còn các hộ còn lại đạt năng suất dưới 100 kg/sào thì bón 10,18 kg/sào.

Đối với phân NPK, đạt năng suất dưới 100kg/ sào chỉ đầu tư 3.49 kg/ sào, năng suất từ 100-110 chỉ đầu tư 3.62 kg/sào. Trong khi đó những hộ đạt năng suất trên 110 kg/ sào thì đầu tư 3.125 kg/sào.

Đối với thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ta thấy những hộ có năng suất thấp có chi phí BVTV thấp hơn những hộ có năng suất cao. Như vậy năng suất lạc phụ thuộc vào chi phí bảo vệ thực vật. Những chi phí phân bón, giống… ảnh hưởng đến năng suất lạc, tuy nhiên vụ Đông Xuân vừa qua thời tiết nhiều đợt rét đậm rét hạ kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu hại phát triển. Vì vậy hộ nông dân phải sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh, tăng năng suất lạc. Những hộ có năng suất dưới 100 kg/sào có mức đầu tư 0.3 lọ/ sào, hộ có năng suất 100-110 kg/sào có mức đầu tư 0.45 lọ/sào, và những hộ có năng suất trên 110 kg/sào có mức đầu tư 0.5 lọ/sào.

Như vậy, chi phí trung gian ảnh hưởng tới sản xuất lạc, đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên để đạt được năng suất lạc cao các hộ cần đầu tư chi phí hợp lí cho cây lạc, đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lạc vụ đông xuân ở xã thạch mỹ huyện lộc hà tỉnh hà tĩnh (Trang 29 - 31)