Các phần kéo và phần cắt

Một phần của tài liệu Giáo trình Pro/Engineer 2000i doc (Trang 57 - 60)

Các thủ tục để thực hiện một phần kéo (Protrusion) và phần cắt (Cut) trong Pro/Engineer gần nh− hoàn toàn giống hệt nhaụ Điểm khác biệt chính giữa lệnh Protrusion và Cut là ở điểm một phần kéo là một feature khoảng trống d−ơng, trong khi một phần cắt là một feature khoảng trống âm. Các tuỳ chọn đ−ợc trình bày sau đây là giống nhau cho cả 2 lệnh.

4.2.1. Các phép phát triển biên dạng thành feature

Extrude - phép kéo

Tuỳ chọn này phát triển một biên dạng dọc theo một quĩ đạo thẳng. Ng−ời dùng tạo biên dạng trong môi tr−ờng phác thảo và sau đó cung cấp chiều sâu kéọ Biên dạng sẽ đ−ợc kéo theo ph−ơng vuông góc với mặt phẳng phác thảo với chiều sâu mà ng−ời dùng nhập vàọ

Revolve - phép xoay

Tuỳ chọn Revolve xoay một biên dạng quanh một đ−ờng tâm. Ng−ời dùng phác thảo một biên dạng của feature xoay và tạo một đ−ờng tâm để xoay quanh nó. Sau đó góc xoay đ−ợc yêu cầu để xoaỵ

Sweep - phép quét

Tuỳ chọn Sweep quét một biên dạng dọc theo một quĩ đạo do ng−ời dùng phác thảọ Ng−ời dùng phác thảo cả quĩ đạo và biên dạng.

Blend - phép phát triển hỗn hợp

Tuỳ chọn Blend nối hai hay nhiều biên dạng, quĩ đạo có thể thẳng hoặc xoaỵ

Use Quilt - tạo feature từ các bề mặt

Tuỳ chọn này tạo feature từ các bề mặt (surface) và các đ−ờng bao của nó.

Advanced - các tuỳ chọn nâng cao

Bao gồm các tuỳ chọn phát triển feature nâng cao nh− VarSecSweep, SweptBlend, Helical Sweep,...

4.2.2. Feature đặc và mỏng

Khi tạo một phần kéo hay phần cắt, Pro/Engineer cung cấp các tuỳ chọn để chọn feature đặc (Solid) hay feature mỏng (Thin). Khi biên dạng đ−ợc kéo d−ới dạng một feature đặc, feature tạo thành là một khối đặc. Khi biên dạng đ−ợc kéo d−ới dạng một feature mỏng, các vách của biên dạng đ−ợc kéo chỉ với bề dày t−ờng đ−ợc cung cấp bởi ng−ời dùng.

Các feature mỏng có thể đ−ợc sử dụng với tất cả các tuỳ chọn extrude, revolve, sweep hay blend của các lệnh Protrusion và Cut. Các ví dụ về feature đặc và mỏng đ−ợc chỉ ra ở hình 4-4.

Hình 4-4. Các feature đặc và mỏng

4.2.3. H−ớng kéo

Pro/Engineer luôn xác định một h−ớng kéo theo mặc định. Khi phác thảo trên một mặt phẳng chuẩn, h−ớng kéo là h−ớng d−ơng. Khi phác thảo trên một bề mặt phẳng của một feature hiện có, một phần kéo sẽ đ−ợc kéo ra xa khỏi feature trong khi một phần cắt sẽ đ−ợc kéo h−ớng đến featurẹ Ng−ời dùng có thể chấp nhận hoặc thay đổi h−ớng kéo mặc định do Pro/Engineer đề nghị.

H−ớng kéo cũng có thể phát triển về một phía (One Side) hoặc về cả hai phía (Both

sides) tuỳ thuộc từng chức năng.

4.2.4. Chiều sâu kéo

Sau khi biên dạng đ−ợc hoàn thiện, chiều sâu kéo phải đ−ợc xác định. Các tuỳ chọn sau cung cấp các cách để xác định chiều sâu kéo cho một featurẹ

Blind -nhập khoảng cách kéo

2 Side Blind -nhập chiều sâu riêng biệt cho cả 2 phía kéo

Thru All - kéo qua toàn bộ chi tiết. Th−ờng dùng để tạo các hốc, lỗ suốt.

Thru Until -kéo đến một bề mặt của một feature do ng−ời dùng xác định.

UpTo Pnt/Vtx - kéo đến một điểm chuẩn hay một đỉnh đ−ợc chọn.

UpTo Curve - kéo đến một cạnh, trục hay đ−ờng cong chuẩn

UpTo Surface - kéo đến một bề mặt đ−ợc chọn

4.2.5. Biên dạng hở và kín

Các biên dạng kéo có thể đ−ợc phác thảo theo dạng hở hay kín. Ngoại trừ một feature cơ sở, nhiều biên dạng để tạo một phần kéo hay phần cắt có thể là một biên dạng hở. Các h−ớng dẫn sau đây giúp ng−ời dùng quyết định phác thảo một biên dạng kín hay hở.

• Khi phác thảo một biên dạng đ−ợc canh thẳng với các cạnh của một feature hiện có, chúng ta th−ờng không phải phác thảo phần canh thẳng (hình 4-5).

Hình 4-5. Canh thẳng một biên dạng với cạnh của một feature hiện có

• Việc canh thẳng phần phác thảo đ−ợc yêu cầu với hình hiện có sẽ th−ờng tạo ra một biên dạng hoàn hảọ Nếu Pro/Engineer không chắc chắn mặt nào của biên dạng sẽ kéo hay cắt, nó sẽ yêu cầu ng−ời dùng chọn lựa (hình 4-6).

Hình 4-6. Chọn một h−ớng kéo

• Các biên dạng của feature mỏng có thể có dạng hở hay kín. Đối với các feature mỏng, các biên dạng có thể có dạng hở khi không đ−ợc canh thẳng với feature hiện có.

• Nhiều biên dạng kín có thể đ−ợc đ−a vào một bản phác thảọ Khi một biên dạng nằm trong một biên dạng khác, biên dạng trong sẽ tạo ra một khảng trống âm (hình 4-7).

Hình 4-7. Tạo khoảng trống âm với các biên dạng lồng nhau

Một phần của tài liệu Giáo trình Pro/Engineer 2000i doc (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)