* Khái niệm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
Chất lượng của các khoản cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại thể hiện ở hiệu quả sử dụng vốn của người vay tiêu dùng. Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, đạt được nhu cầu tiêu dùng thông qua sự tài trợ của ngân hàng. Chất lượng cho vay tiêu dùng tốt giúp ngân hàng thu hồi được gốc và lãi, bù đắp chi phí và thu được lợi nhuận. Điều này có nghĩa là ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh tế lại tạo được hiệu quả xã hội,tác động rất tích cực tới sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, vay vốn NH vẫn đang là khó khăn lớn của người tiêu dùng. Không kể nguồn vốn vay tại NH, để thoả mãn và nâng cao nhu cầu tiêu dùng, người tiêu dùng thường phải vay mượn từ những nguồn không chính thức. Nguồn vốn này mang tính chắp vá, không ổn định, và chi phí cao, gây ảnh hưởng tới đời sống người tiêu dùng, và tác động xấu đến nền kinh tế. Chính vì
vậy, vấn đề quan trọng hiện nay là làm thế nào đển nâng cao chất lượng CVTD của NHTM.
Nâng cao chất lượng CVTD là việc NHTM cải thiện hiệu quả vốn vay tiêu dùng của KH cá nhân cho mục đích tiêu dùng, qua đó thu hút thêm nhiều KH đến với NH. Nâng cao chất lượng CVTD biểu hiện ở sự gia tăng tổng dư nợ, tổng doanh số cho vay, giảm tỷ lệ nợ quá hạn, tăng trưởng số lượng KH được vay vốn tại NHTM.
* Các chỉ tiêu đánh giá nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại
Mức độ nâng cao chất lượng CVTD được xem xét ở một số chỉ tiêu cơ bản như sau:
• Số lượng KH vay tiêu dùng vay vốn tại NH: chỉ tiêu này được tính trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Sự tăng trưởng của nó qua các năm cho thấy chất lượng cho vay tiêu dùng đang được cải thiện.
• Dư nợ cho vay và doanh số cho vay đối với các khoản vay tiêu dùng: Dư nợ là số tiền mà NH đang cho vay vào thời điểm cuối kỳ. Doanh số cho vay là tổng số tiền NH đã cho vay ra trong kỳ. Dư nợ là chỉ tiêu tích luỹ qua các thời kỳ, tính theo công thức:
DNCV kỳ này = DNCV kỳ trước + DSCV trong kỳ - DS thu nợ trong kỳ
Đây là chỉ tiêu phản ảnh rõ nhất chất lượng CVTD của NH. Nếu dư nợ CVTD kỳ này lớn hơn kỳ trước, hoặc doanh số cho vay trong kỳ lớn hơn kỳ trước, có thể khẳng định rằng, chất lượng CVTD đang được nâng cao.
DNCV kỳ này – DNCV kỳ trước DNCV kỳ trước
Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ nâng cao chất lượng cho vay của NH nhanh hay chậm. Xem xét trong nhiều năm, tỷ lệ này cho biết tốc độ đó tăng hay giảm. Nếu như chỉ tiêu tăng dần qua các năm thì có thể thấy rằng tốc độ nâng cao chất lượng ngày càng tăng. Tuy nhiên, khi sử dụng chỉ tiêu này, cần phải kết hợp với các chỉ tiêu khác thì mới rút ra được kết luận đúng. Nếu như tốc độ tăng dư nợ CVTD nhỏ hơn so với các nhóm cho vay khác thì không thể nói rằng chất lượng CVTD được nâng cao.
• Tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ cho vay của NHTM:
Dư nợ CVTD
Tổng dư nợ cho vay của NH
Sự tăng lên của con số này cũng đồng nghĩa với chất lượng CVTD được nâng cao.
Tóm lại, sự tăng hoặc giảm của những chỉ tiêu trên cho biết chất lượng CVTD của NH đang được cải thiện hay giảm sút. Tuy nhiên, kết luận rút ra chỉ chính xác khi có sự kết hợp cả bốn chỉ tiêu.
Những nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
Những nhân tố chủ quan
Những nhân tố chủ quan thuộc về phía NHTM có tác động lớn tới sự nâng cao hay giảm sút chất lượng CVTD. Có 5 nhân tố như sau:
Tốc độ tăng trưởng dư nợ =
Chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một NH. Vì thế nó là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến hoạt động CVTD. Về cơ bản, nội dung của chính sách tín dụng bao gồm chính sách KH, chính sách marketing, chính sách về quy mô và giới hạn tín dụng, chính sách lãi suất và thời hạn tín dụng, chính sách về các khoản đảm bảo…
• Chính sách KH: NH thường tiến hành phân loại KH. Những KH truyền thống, KH mục tiêu, KH được xếp hạng cao thường được hưởng nhiều ưu đãi của NHTM. Một chính sách KH hấp dẫn, chính sách marketing hướng tới nhóm KH là KH vay tiêu dùng sẽ thúc đẩy người tiêu dùng đến vay vốn tại NH. Từ đó, chất lượng CVTD được nâng cao.
• Quy mô và giới hạn tín dụng: Bên cạnh các quy định của pháp luật về giới hạn cho vay, mỗi NH thường có quy định riêng về quy mô và các giới hạn đối với từng KH cụ thể. Ví dụ như quy mô cho vay tối đa đối với từng KH, từng ngành nghề, quy mô cho vay trên giá trị vật đảm bảo… Chính sách về quy mô và giới hạn tín dụng ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô các khoản tín dụng mà KH nhận được từ NH. Khi muốn nâng cao chất lượng CVTD, NH sẽ phải nới lỏng chính sách này theo hướng tăng quy mô và mở rộng giới hạn cho vay đối với KH vay tiêu dùng.
• Chính sách lãi suất: lãi suất cho vay của NHTM có tác động lớn tới nhu cầu vay vốn của KH vay tiêu dùng. Một mức lãi suất cao sẽ hạn chế ý muốn vay
mượn của KH, bởi chi phí vốn cao. Ngược lại, NH sẽ áp dụng mức lãi suất cho vay thấp khi muốn nâng cao chất lượng cho vay đối với KH vay tiêu dùng. Chi phí vốn thấp góp phần giảm gánh nặng chi phí cho KH. Khi đó, nhiều KH tìm đến NH để vay vốn cho nhu cầu tiêu dùng. Số lượng KH vay tiêu dùng tại NH tăng lên, nghĩa là chất lượng CVTD được cải thiện.
• Chính sách về các khoản đảm bảo: Chính sách đảm bảo bao gồm các quy định về: trường hợp vay vốn phải có tài sản đảm bảo, các hình thức đảm bảo, tỷ lệ phần trăm cho vay trên đảm bảo… Thông thường, các NH chỉ cho vay với giới hạn thấp hơn giá trị thị trường của đảm bảo. Tỷ lệ phần trăm cho vay tuỳ thuộc vào khả năng bán và khả năng thay đổi giá trị của tài sản đảm bảo. Tỷ lệ này càng cao thì quy mô vốn mà KH được nhận từ NH càng lớn. Ngược lại, chính sách về các khoản đảm bảo quá chặt chẽ sẽ cản trở khả năng nâng cao chất lượng CVTD của NHTM.
Quy trình cho vay:
Một quy trình cho vay rườm rà, phức tạp, tốn thời gian nhiều khi làm mất đi cơ hội kinh doanh của KH. Do đó, quy trình thủ tục cho vay của NH cần phải đơn giản, hợp lý, vừa đảm bảo để NH có được các thông tin cần thiết, vừa không gây phiền hà cho KH. Điều này sẽ thu hút nhiều KH tới NH để vay vốn.
Quy mô và cơ cấu vốn của NHTM
Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến nâng cao chất lượng CVTD. Với lượng vốn dồi dào, NHTM sẽ dễ dàng hơn đối với các chính sách tín dụng nhằm nâng cao chất lượng cho vay. Ngược lại, nếu hoạt động huy động vốn của NH gặp khó khăn thì NH sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu vay của KH. Tình trạng thiếu vốn khiến NH tăng lãi suất huy động, từ đó lãi suất cho vay cũng phải tăng lên.
Khi đó, sức cạnh tranh của NH giảm đi và mục tiêu nâng cao chất lượng CVTD khó lòng đạt được.
Bên cạnh đó, cơ cấu nguồn vốn của NH cũng ảnh hưởng đến chất lượng CVTD. Nếu tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn quá lớn, NH không đủ nguồn trung dài hạn để tài trợ cho các nhu cầu vốn dài hạn của KH như nhu cầu mua bất động sản. Việc nâng cao chất lượng CVTD cũng khó khăn hơn.
Đội ngũ cán bộ nhân viên của NHTM
Ngành dịch vụ có đặc điểm nổi bật là chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người. NH là doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ tài chính. Nhân viên NH thường xuyên tiếp xúc với KH, do đó, là hình ảnh đại diện cho NH trong con mắt KH. Đội ngũ nhân viên có trình độ, có tác phong chuyên nghiệp, thái độ phục vụ chu đáo, nhiệt tình sẽ để lại cho NH ấn tượng tốt. Sự hài lòng của KH sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng CVTD của NHTM thuận lợi hơn.
Mạng lưới chi nhánh và cơ sở vật chất thiết bị của NHTM
Số lượng và sự phân bố chi nhánh của NH cũng tác động tới khả năng nâng cao chất lượng CVTD. KH thường giao dịch với NH có vị trí địa lý gần địa bàn hoạt động của mình để giảm chi phí về thời gian và phương tiện đi lại. Vì thế, việc nâng cao chất lượng CVTD sẽ đạt hiệu quả hơn nếu như NHTM có mạng lưới chi nhánh dày và rộng, trụ sở, phòng giao dich khang trang, lịch sự…
Những nhân tố khách quan
Nh
ững nhân tố từ phía khách hàng
Trong nền kinh tế thị trường, khi nhu cầu về một loại hàng hóa nào đó tăng lên thì việc tăng cung để đáp ứng nhu cầu đó là hết sức cần thiết. Trong lĩnh vực tín dụng, điều này cũng hoàn toàn đúng. Người tiêu dùng có nhu cầu lớn về vốn tiêu dùng sẽ thúc đẩy NH nâng cao chất lượng CVTD, qua đó thu hút đông đảo hơn lượng KH đến với NH. Vì thế, cầu về vốn tiêu dùng của KH là nhân tố khách quan tác động tới việc nâng cao chất lượng CVTD của NHTM.
• Khả năng đáp ứng điều kiện vay của KH: được xem xét trên các khía cạnh: năng lực tài chính và tào sản đảm bảo của KH. Các yếu tố này quyết định đến việc họ có được vay vốn NH hay không.
Phân tích trước khi cấp tín dụng là khâu không thể thiếu trong hoạt động cho vay của NHTM. Thông qua đó, NH nắm được tình hình và năng lực tài chính của KH cần vay vốn. Tình hình và năng lực tài chính của KH càng mạnh thì khả năng đáp ứng các điều kiện cho vay càng lớn.
CVTD là hoạt động tín dụng hàm chứa nhiều rủi ro nên NH luôn yêu cầu tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Tài sản đảm bảo là căn cứ để NH xác định mức cho vay đối với KH. Nếu KH không có tài sản đảm bảo, không có người bảo lãnh hoặc giá trị tài sản đảm bảo thấp, không đủ tiêu chuẩn thì khó vay được vốn NH.
Như vậy,tình hình tài chính, năng lực tài chính và tài sản đảm bảo là những yếu tố quyết định tới khả năng đáp ứng điều kiện vay của KH vay tiêu dùng. Các chỉ số đó càng tốt, việc nâng cao chất lượng CVTD của NHTM càng được thực hiện dễ dàng hơn.
• Thực trạng chung của nền kinh tế: Hoạt động NH có liên quan đến tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế. Vì thế, những biến động của nền kinh tế sẽ có tác động tới hoạt động của NH, đặc biệt là hoạt động cho vay. Cụ thể, khi nền kinh tế tăng trưởng, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên. Các NHTM có xu hướng nâng cao chất lượng tín dụng CVTD, qua đó thu hút được nhiều KH, mở rộng lĩnh vực đầu tư.
• Môi trường pháp lý: Tín dụng là một trong những hoạt động rủi ro nhất của NH, song lại rất quan trọng đối với nền kinh tế. Vì thế, nó chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ của pháp luật. Môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch với hệ thống các văn bản pháp luật hợp lý, thống nhất là điều kiện để KH tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn của NHTM.
• Môi trường chính trị xã hội: Môi trường chính trị xã hội ổn định giúp đời sống người dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng tăng cả về chất và lượng. Trái lại, môi trường chính trị xã hội kém ổn định sẽ làm cho xu hướng tiêu dùng của người dân giảm sút, dẫn đến sự thu hẹp hoạt động CVTD của NHTM.
Tóm lại, việc nâng cao chất lượng CVTD không chỉ chịu ảnh hưởng từ những nhân tố bên trong NHTM, mà còn từ nhiều nhân tố khách quan khác. Hoạt động đó tốt hay xấu, mạnh hay yếu đều do các nhân tố này quyết định. Vậy, thực trạng hoạt động CVTD của chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình đang diễn ra như thế nào? Các nhân tố kể trên có tác động ra sao tới thực trạng ấy? Những vấn đề này sẽ được trình bày rõ ràng ở chương 2.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG BA ĐÌNH
2.1 Tổng quan về Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình Thương Ba Đình
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình có tên giao dịch quốc tế là VietinBank Ba Đình (Vietnam Industrial and commercial Bank Ba Đình) ra đời từ năm 1959 với tên gọi lúc được thành lập là “Chi điếm Ngân hàng Ba Đình trực thuộc ngân hàng Hà Nội”, địa điểm đặt trụ sở tại phố Đội Cấn – Hà Nội (nay là 142 phố Đội Cấn). Chi nhánh được thành lập với nhiệm vụ : vừa xây dựng cơ sở vật chất, củng cố tổ chức và hoạt động ngân hàng (hoạt động dưới hình thức cung ứng, cấp phát theo chỉ tiêu, kế hoạch được giao). Mục tiêu hoạt động của chi nhánh mang tính bao cấp, phục vụ, không lấy lợi nhuận làm mục tiêu, hoạt động theo mô hình quản lý một cấp (Ngân hàng Nhà nước) và mô hình này được duy trì từ khi thành lập cho đến tháng 7/1988 thì kết thúc. Số lượng cán bộ Ngân hàng lúc đó có trên 10 người.
Ngày 1/7/1988, thực hiện Nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng (Nay là Chính phủ), ngành Ngân hàng chuyển hoạt động từ cơ chế quản lý hành chính, kế hoạch hóa sang hạch toán kinh tế kinh doanh theo mô hình quản lý Ngân hàng hai cấp (Ngân hàng Nhà nước – Ngân hàng thương mại), lấy lợi nhuận làm mục tiêu trong hoạt động kinh doanh, các Ngân hàng thương mại quốc doanh lần lượt ra đờI (Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Trong bối cảnh chuyển đổi đó, Ngân hàng Ba Đình cũng được chuyển đổi thành một chi nhánh NHTMQD với tên gọi Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội. Hoạt động kinh doanh mang tính kinh doanh thực sự, thông qua việc đổi mới phong cách giao tiếp, phục vụ, lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh, cùng với việc đa dạng hóa các loại hình kinh doanh dịch vụ, khai thác và mở rộng thị trường, nâng cao và đưa thêm các sản phẩm dịch vụ mới vào kinh doanh. Lúc này Ngân hàng Công thương Ba Đình hoạt động theo mô hình quản lý Ngân hàng Công thương ba cấp ( Trung ương - Thành phố - Quận). Với mô hình quản lý này, trong những năm đầu thành lập (7/1988 – 3/1993) hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình kém hiệu quả, không phát huy được thế mạnh và ưu thế của một chi nhánh NHTM trên địa bàn thủ đô, do hoạt động kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào NHCT Thành phố Hà Nội, cùng với những khó khăn thử thách của những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo đường lối đổi mới của Đảng. Trước những khó khăn vướng mắc của từ mô hình tổ chức quản lý cũng như cơ chế, bắt đầu từ ngày 1/4/1993, NHCT Việt Nam thực hiện thí điểm mô hính tổ chức NHCT hai cấp (Cấp Trung ương - Quận), xóa bỏ cấp trung gian là NHCT Thành phố Hà Nội, cùng với việc đổi