Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình.doc (Trang 56 - 62)

2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng của chi nhánh

2.2.5Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba

Quy trình cho vay bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ của KH và kết thúc khi tất tốn, thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình cho vay được Phịng Chính sách và quản lý tín dụng soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, đồng thời được áp dụng chung cho tồn hệ thống Ngân Hàng Cơng Thương. Như đã trình bày ở mục 1.2.2.3 Quy trình cho vay tiêu dùng của NHTM, quy trình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh cũng bao gồm 6 bước:

Bước 1 Nhận hồ sơ tín dụng Bước 2 Thẩm định tín dụng

Bước 3 Xét duyệt và quyết định cho vay

Bước 4 Hoàn tất thủ tục pháp lý và tiến hành giải ngân Bước 5 Kiểm tra trong quá trình cho vay

Bước 6 Thu hồi nợ hoặc đưa ra quyết định tín dụng mới

2.2.5 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Cơng Thương Ba Đình Ba Đình

Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của hoạt động tiêu dùng, hoạt động CVTD tại CN ngày càng được chú trọng hơn. Trong giai đoạn 2005-2007 Chi nhánh Ngân hàng Cơng thương Ba Đình đã đạt được những kết quả khả quan. Điều này được thể hiện qua một số khía cạnh sau:

*Dư nợ cho vay tiêu dùng

Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Ngắn hạn 17.2 65.2% 30.9 61.4% 35.6 50.6%

Trung hạn 7.7 29.2% 14.6 29% 23.5 33.4%

Dài hạn 1.5 5.6% 4.8 9.6% 11.3 16%

TỔNG CỘNG 26.4 100% 50.3 100% 70.4 100%

(Nguồn: Số liệu CVTD 2005-2007 phòng Khách hàng cá nhân CN NHCT BĐ)

Thứ nhất, dư nợ CVTD của CN tăng trưởng liên tục qua các năm với tốc độ cao và ổn định. Cụ thể, năm 2006 dư nợ tăng 90.5% so với năm 2005, năm 2007 tăng 40% so với năm 2006. Ngoài ra, tốc độ tăng dư nợ của năm sau lớn hơn năm trước, cho thấy chất lượng CVTD của CN đang dần được nâng cao.

Thứ hai, trong tổng dư nợ CVTD tại chi nhánh, dư nợ của các khoản cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 60%. Điều này được lý giải bởi những lý do sau: Một là các khoản vay tiêu dùng mua động sản như xe cộ, đồ dùng, các khoản vay hỗ trợ du học, cho vay chứng minh tài chính thường chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản vay tiêu dùng, đa số các khoản vay này thường là ngắn hạn. Các khoản cho vay bất động sản như mua nhà ở, đất ở, xây dựng có độ rủi ro cao,kỳ hạn dài, biến động giá cả các loại hình này rất phức tạp nên chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Mặt khác, thủ tục vay tiêu dùng đối với các khoản vay ngắn hạn thường đơn giản và điều kiện cho vay dễ dàng hơn. Nhưng yếu tố quan trong nhất ảnh hưởng tới cơ cấu kỳ hạn của các khoản vay tiêu dùng là xu hướng tiêu dùng của người dân và chính sách cho vay của NH trong từng thời kỳ, vay tiêu

dùng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt đương nhiên chiếm tỷ trọng lớn hơn. Vay tiền mua bất động sản,xây dựng nhà ở địi hỏi người vay chịu chi phí cao trong thời gian kéo dài, hơn nữa chính sách cho vay tiêu dùng của các ngân hàng đối với loại hình này khá chặt chẽ, bởi loại hình cho vay này hàm chứa những rủi ro khó lường.

Tuy nhiên, tình trạng này đang dần thay đổi. Dư nợ của các khoản cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng ngày một lớn hơn. Điều này được minh hoạ ở hình 2.4

Trước đây, CN thường ưu tiên tài trợ cho những nhu cầu vay vốn tiêu dùng ngắn hạn. Khách hàng rất khó tiếp cận với nguồn vốn trung dài hạn của NH. Nhưng hiện nay, trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường NH, cộng với tình hình thị trường bất động sản chuyển biến tích cực nhu cầu vay vốn mua bất động sản, xây dựng nhà ở ngày một tăng cao. NH phải điều chỉnh chính sách cho vay để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn đó. NH tăng cường cho vay trung dài hạn đối với các khoản vay tiêu dùng, làm cho các khoản tín dụng trung dài

hạn tăng trưởng với tốc độ cao hơn so với các khoản tín dụng ngắn hạn. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng dư nợ của các khoản cho vay ngắn hạn giai đoạn 2005-2006 đạt mức 79.7%, sang giai đoạn 2006-2007 chỉ tăng 15.2%. Trong khi đó, tỷ lệ tăng trưởng của các khoản cho vay trung hạn là 89.6% giai đoạn 2005-2006, 61% giai đoạn 2006-2007, dài hạn: tăng trưởng 220% giai đoạn 2005-2006, 135% giai đoạn 2006. Kết quả là, tỷ trọng của các khoản cho vay trung dài hạn có bước đột phá vô cùng mạnh mẽ, đồng thời tỷ trọng của các khoản cho vay ngắn hạn chỉ giữ ở mức tăng ổn định. Điều đó cho thấy CN đang chú trọng vào việc đáp ứng nhu cầu vay trung dài hạn của người tiêu dùng, góp phần vào việc nâng cao chất lượng CVTD của CN.

*Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ của chi nhánh

Qua bảng 2.2 Hoạt động tín dụng, Có thể nhận thấy cơ cấu cho vay của chi nhánh đang có sự chuyển biến, dư nợ CVTD không những tăng trưởng liên tục mà tỷ trọng của nó trong tổng dư nợ của CN cũng tăng dần. Năm 2005, dư nợ CVTD chỉ chiếm 0.94%, năm 2006 chiếm 2.1% và đến năm 2007, tỷ lệ này đạt 2.7%. Tỷ trọng dư nợ CVTD tăng lên đồng nghĩa với sự giảm tỷ trọng dư nợ của các khoản vay kinh doanh. Bởi lẽ, trong những năm gần đây, thị trường ngân hàng diễn ra cạnh tranh gay gắt, thị trường CVTD trước đây bị xem nhẹ, dần dần trở thành mục tiêu mở rộng kinh doanh đối với các NH, để đạt được điều đó các NH buộc phải nâng cao chất lượng CVTD để thu hút khách hàng. Hơn nữa khi cuộc đua lãi suất tiết kiệm bắt đầu, đồng nghĩa với việc gia tăng lãi suất, đặc biệt ở lĩnh vực cho vay kinh doanh, bởi cho vay kinh doanh trong NH luôn chiếm tỷ trọng lớn. Các DN phải chịu chi phí vốn cao hơn nên nhu cầu vay kinh doanh cũng giảm. Tỷ trọng dư nợ CVTD tăng lên chứng tỏ rằng CN đang từng bước

nâng cao chất lượng cho vay đối với nhu cầu tiêu dùng của người dân, qua đó lượng KH vay tiêu dùng đến với chi nhánh ngày một đông đảo.

Tất nhiên các khoản vay kinh doanh luôn là hoạt động mang lại thu nhập lớn đối với NH. Tuy vậy, nếu đem so sánh với dư nợ của các khoản vay kinh doanh thì dư nợ CVTD vẫn cịn q nhỏ bé. Hình 2.5 sau đây sẽ cho thấy rõ điều đó.

Xét về dư nợ, các khoản cho vay kinh doanh vẫn chiếm một tỷ lệ áp đảo so với các khoản CVTD. Nguyên nhân chủ yếu do cho vay kinh doanh vẫn là hoạt động chủ đạo của CN. Cho vay kinh doanh là nghiệp vụ mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho CN, hơn nữa nghiệp vụ này cịn có rất nhiều lợi thế như: là hoạt động thế mạnh truyền thống của CN, các lợi thế về quy mơ, lãi suất so với CVTD. Trong khi đó, CVTD có chi phí lớn, cơng tác quản lý lại gặp nhiều khó khăn do số lượng các khoản vay tiêu dùng rất lớn, hơn nữa hoạt động CVTD chỉ mới ở bước đầu khai thác. Chính vì vậy, tỷ trọng dư nợ CVTD dù có tăng nhưng vẫn chưa đáng kể. Mục tiêu để tỷ trọng này lớn hơn 5% vẫn chưa đạt được. Điều đó cho thấy, chính sách khách hàng của CN cịn thiếu quan tâm đối với lĩnh vực CVTD,

khiến cho việc nâng cao chất lượng cho vay đối với đối tượng này chưa thực sự hiệu quả.

*Doanh số cho vay tiêu dùng của chi nhánh

Bảng 2.5 Doanh số cho vay của chi nhánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Giá trị Giá trị Tăng Giá trị Tăng

DS CVTD 63.2 143.8 127.5% 186 29.4%

(Nguồn: số liệu cho vay tiêu dùng Phòng KH cá nhân 2005-2007)

Doanh số CVTD tăng lên rõ rệt, cùng với sự sụt giảm doanh số cho vay kinh doanh cho thấy chi nhánh đã đạt được những kết quả nhất định trong việc nâng cao chất lượng CVTD.

Cũng dựa vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng doanh số CVTD đang có xu hướng lớn dần. Năm 2005, doanh số CVTD đạt 63.2 t ỷ, năm 2006 tăng 127.5% đạt 143.8 tỷ và năm 2007 tăng 29.4% đạt 186 tỷ. Doanh số CVTD tăng lên cả về tương đối lẫn tuyệt đối chứng tỏ rằng chất lượng CVTD đang được cải thiện đáng kể, để hoạt động của chi nhánh phù hợp hơn với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế.

Qua những phân tích trên đây, có thể nhận định rằng, chất lượng CVTD của chi nhánh đang được nâng cao, biểu hiện ở sự tăng trưởng dư nợ cho vay, chuyển biến cơ cấu cho vay, gia tăng doanh số cho vay… Mặc dầu vậy, xét về tỷ trọng dư nợ thì giữa CVTD và cho vay kinh doanh vẫn còn chênh lệch quá lớn. Thực tế này đang dần thay đổi nhưng sự thay đổi đó diễn ra quá chậm. Tóm lại, hoạt động nâng cao chất lượng CVTD của chi nhánh đã đạt được một số kết quả

ban đầu, song vẫn còn nhiều hạn chế bởi những nguyên nhân khác nhau. Tất cả những vấn đề này sẽ được tìm hiểu kỹ hơn ở phần sau đây.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình.doc (Trang 56 - 62)