4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.2.2. Lý thuyết hai nhân tốc ủa Frederic Herzberg
Học thuyết này dựa trên cơ sở quan điểm tạo động lực là kết quả của sự
tác động của nhiều yếu tố.Trong đó có các yếu tố tạo nên sự thoả mãn và không thoả mãn. Bản thân mỗi yếu tố đều bao gồm cả hai mặt trên tuỳ thuộc
20
vào việc nó được thực thi như thế nào, được đáp ứng như thế nào để thấy rõ bản chất của các yếu tố. Herzberg phân ra hai nhóm yếu tố có tác dụng tạo
động lực là:
Nhóm yếu tố thúc đẩy: Đó là các nhân tố tạo nên sự thoả mãn, sự thành
đạt, sự thừa nhận thành tích, bản thân công việc của người lao động, trách nhiệm và chức năng lao động sự thăng tiến. Đây chính là năm nhu cầu cơ bản của người lao động khi tham gia làm việc. Đặc điểm nhóm này là nếu không
được thoả mãn thì dẫn đến bất mãn, nếu được thoả mãn thì sẽ có tác dụng tạo
động lực.
Nhóm yếu tố duy trì:Đó là các yếu tố thuộc về môi trường làm việc của người lao động, các chính sách chếđộ quản trị của nhà trường, tiền lương , sự
hướng dẫn công việc, các quan hệ với con người, các điều kiện làm việc. Các yếu tố này khi được tổ chức tốt thì nó có tác dụng ngăn ngừa sự không thoả
mãn đối với công việc của người lao động.
Bảng 1.1: Lý thuyết hai yếu tố Các yếu tố duy trì Các yếu tố thúc đẩy Lương và các khoản phúc lợi Sự thành đạt Sự giám sát Những thách thức Sự an toàn Trách nhiệm Điều kiện làm việc Cơ hội thăng tiến
Các chính sách quản trị Sự công nhận khi hoàn thành
công việc
(Nguồn: Nguyễn Hải Sản, 2007) Thuyết hai nhân tố của F.Herzberg có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà quản trị trên các phương diện sau:
21
nhân tố tạo ra sự bất mãn. Vì vậy, không thể mong đợi sự thỏa mãn của người lao động bằng cách đơn giản là xóa bỏ các nguyên nhân gây ra sự bất mãn.
Thứ hai, việc động viên nhân viên đòi hỏi phải giải quyết thỏa đáng,
đồng thời cả hai nhóm nhân tố duy trì và động viên, không thể chỉ chú trọng một nhóm.
Để áp dụng lý thuyết này, nhà quản trị cần phải thông qua một quá trình 2 giai đoạn để thúc đẩy nhân viên. Trước hết, nhà quản trị cần phải loại bỏ sự không hài lòng mà người lao động đang gặp phải và sau đó cần giúp họ
tìm thấy sự hài lòng.
Bước 1: Loại bỏ bất mãn trong công việc
Herzberg gọi là những nguyên nhân của sự không hài lòng là “các yếu tố cần loại bỏ” (hygiene factors). Để loại bỏ chúng, nhà quản trị cần phải:
Sửa chữa các chính sách kém và gây nghẽn của nhà trường. Cung cấp giám sát hiệu quả, các hỗ trợ và không xâm phạm.
Tạo và hỗ trợ một nền văn hóa của sự tôn trọng cho tất cả các thành viên trong nhà trường.
Đảm bảo mức lương cạnh tranh.
Cung cấp công việc có ý nghĩa cho tất cả các vị trí. Tạo cảm giác an toàn và ổn định với công việc.
Tất cả những hành động này giúp nhà quản lý loại bỏ sự bất mãn công việc trong tổ chức của mình.
Bước 2: Tạo điều kiện cho sự hài lòng công việc
Để tạo sự hài lòng, Herzberg cho rằng phải giải quyết các yếu tố động lực kết hợp với công việc. Tiền đề của ông là mọi công việc cần được kiểm tra để xác định làm thế nào có thể thực hiện tốt hơn và đáp ứng nhiều hơn tới người làm việc. Ông gọi đây là “công việc làm giàu.”
22
Cung cấp các cơ hội để tạo ra các thành tích. Thừa nhận những đóng góp.
Giao việc xứng đáng và phù hợp với các kỹ năng và khả năng của nhân viên.
Giao trách nhiệm nhiều hơn cho từng thành viên. Giới thiệu các cơ hội để thăng tiến trong nhà trường.
Đào tạo và để mọi người có thể theo đuổi các vị trí mà họ muốn trong nhà trường.