Lý thuyết côngbằng của Stacy John Adams

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của chuyên viên tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 33 - 34)

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

1.2.3. Lý thuyết côngbằng của Stacy John Adams

Học thuyết này đưa ra quan niệm, con người muốn được “đối xử công bằng”. Mọi người thường mong muốn nhận được những quyền lợi tương xứng với những đóng góp của họ. Nếu họ nhận thấy tổ chức trả cho họ dưới mức họ đáng được hưởng thì ngay lập tức họ sẽ giảm nỗ lực làm việc xuống

để xác lập “sự công bằng” mới. Ngược lại, nếu thấy được trả cao thì sẽ cố

gắng làm việc chăm chỉ hơn.

Giả thiết cơ bản của học thuyết là mọi người đều muốn được đối xử

công bằng nhưng các cá nhân trong tổ chức có xu hướng so sánh sựđóng góp của họ và các quyền lợi họ nhận được với sự đóng góp và các quyền lợi của những người khác. Người lao động sẽ cảm nhận là mình được đối xử công bằng khi mà họ thấy tỷ lệ quyền lợi/đóng góp của mình ngang bằng với tỷ lệ đó ở.

Sự so sánh liên quan đến việc phân chia quyền lợi của nhà quản trị

trong nhóm lao động có tác động tới sự thỏa mãn và hành vi làm việc của cá nhân. Nếu quyền lợi cá nhân nhận được cảm thấy là công bằng có tác dụng thúc đẩy sự thỏa mãn và làm tăng kết quả thực hiện công việc và ngược lại.

23

công bằng trong tổ chức, phải biết rằng người lao động sẽ so sánh sự công bằng khi những quyền lợi mà họ được phân chia; phải loại bỏ sự bất công thông qua trả lương - thưởng dựa trên đóng góp; tạo cơ hội thăng tiến ngang nhau cho những người có năng lực và thành tích tương đương; cần loại bỏ sự

phân biệt đối xử về tuổi tác, giới tính, tôn giáo; cần công bố cho người lao

động rõ về cách đánh giá thành tích, cách nhìn nhận về quyền lợi hợp lý để họ

xác lập đúng điểm so sánh, tránh hiểu sai hoặc có suy nghĩ “cường điệu hóa”

đóng góp của bản thân.

Như vậy theo J.Stacy Adams, để tạo động lực cho lao động, nhà quản trị phải tạo được sự cân bằng giữa những đóng góp và quyền lợi mà các cá nhân nhận được. Mục đích cuối cùng của học thuyết là nhằm thúc

đẩy sự cống hiến và tạo sự gắn bó với tổ chức cho tất cả mọi người lao

động trong tổ chức.

Khác với các học thuyết nội dung, các học thuyết quá trình đi vào tìm hiểu lý do tại sao mỗi cá nhân thể hiện hành động cụ thể trong công việc.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của chuyên viên tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)