Nhân tố “Đồng nghiệp”

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của chuyên viên tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 100 - 101)

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.2.4. Nhân tố “Đồng nghiệp”

Nhà trường cần duy trì và phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, vui vẻ, hỗ trợ trong nhà trường. Đặc biệt, nhà trường cần chú trọng xây dựng, phát triển mạnh một nền văn hóa nhà trường ứng xử tốt đẹp trong bộ phận. Về phía nhân viên, cần làm tròn chức trách công việc được giao, tôn trọng lãnh đạo, góp ý có ý nghĩa tích cực, luôn nỗ lực và có quan hệ vui vẻ, thân thiện, hòa

đồng với tất cả mọi người. Nhà trường phải xây dựng được hệ thống tập quán tốt, nề nếp, thói quen, thái độ và mọi chuẩn mực trong hành vi ứng xử hàng ngày của mỗi thành viên, tạo thành các nguyên tắc cụ thể, rõ ràng, được toàn bộ người lao động chấp nhận. Khi thực hiện được những nguyên tắc này, văn hóa ứng xử tốt đẹp sẽđược hình thành trong nhà trường.

90

sếp” để nhân viên có thể trực tiếp cảm nhận cương vị một ngày làm lãnh đạo của họ. Điều này sẽ giúp họ hiểu hơn công việc của lãnh đạo, những khó khăn và áp lực mà cấp trên phải hứng chịu hàng ngày. Từ đó nhân viên sẽ có sự

cảm thông, chia sẻ và hợp tác với lãnh đạo nhiều hơn. Ngoài ra, giải pháp này còn làm nhân viên cảm giác công việc có nhiều sự thú vị hơn. Bên cạnh đó còn giúp nhà trường phát hiện những nhân viên tiềm năng để có chếđộ, chính sách đào tạo, đãi ngộ thích hợp. Ngoài ra, việc chia sẻ kinh nghiệm, cùng giúp

đỡ nhau trong công việc là điều cần thiết. Việc chia sẻ tri thức không chỉ diễn ra giữa cấp nhân viên với nhau mà nhà lãnh đạo cũng phải chủđộng tham gia chia sẻ một cách tích cực. Quá trình này không chỉ làm giàu tri thức cá nhân mà còn là động lực cho việc không ngừng học hỏi. Việc tạo ra môi trường làm việc có sự gắn kết, hợp tác lẫn nhau cần xây dựng những quy trình làm việc ngày một hoàn thiện, có sự phân công rõ ràng và các công việc cần liền mạch một khối, có sự thống nhất, đảm bảo cán bộ công nhân viên phải hợp tác hoàn hảo với nhau.

Cuối cùng, nhà trường cần nâng cao tinh thần đồng đội, tạo sự gắn kết giữa nhân viên với nhân viên. Có thể tạo bầu không khí này thông qua việc tổ

chức thêm các buổi dã ngoại, các trò chơi, các môn thể thao mang tính đồng

đội giúp nhân viên cảm nhận được sự thoải mái gắn bó từ đồng nghiệp của mình. Điều này rất có ích trong công việc hàng ngày của họ như sẵn sàng giúp đỡ nhau, chia sẻ kinh nghiệm trong công việc, cùng nhau phối hợp làm việc tốt hơn. Tất cả sẽ tạo nên một môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết, gắn bó trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của chuyên viên tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)