của HPNT?
+ Các nhóm HS trả lời,
Nhận xét phần trả lời của các bạn GV nhận xét, tổng hợp:
3. Những đặc sắc về nghệ thuật và hình tượng cái tôi. hình tượng cái tôi.
a. Đặc sắc nghệ thuật:
*Mở đầu và kết thúc bằng một câu hỏi
rất gợi. Câu hỏi ấy:
+ Của một thi sĩ ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của dòng sông.
+ Của tác giả hỏi mình và hỏi người về cái tên của dòng sông.
-> Có nhiều ý nghĩa:
. Lưu ý người đọc về cái tên rất đẹp của dòng sông: sông Hương là sông thơm “xao xuyến như da thịt, sâu thẳm như thời gian”.
. Là cái cớ nghệ thuật để tác giả đi sâu vào miêu tả, ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông.
. Thể hiện tình yêu của tác giả với sông Hương, xứ Huế và niềm biết ơn với những con người đã khám phá ra mảnh đất này.
Toàn bài kí là câu trả lời bằng sự phát hiện và ngợi ca vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông Hương, của thiên nhiên xứ Huế, đặc sắc văn hóa Huế và tâm hồn dịu dàng đáng quý, đáng yêu của con người xứ Huế với lối viết phóng túng, tài hoa, lãng mạn.
- So sánh độc đáo:
+ Dòng sông như cô gái Digan phóng khoáng và man dại, như người mẹ phù sa…
Hoạt động của GV và HS NỘI DUNG BÀI DẠY
+ GV: Văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường có điểm gì nổi bật trong tác phẩm này?
Hs trả lời, GV chốt lại
Hoạt động 5: Tổng kết
+ GV yêu cầu học sinh tổng kết về nội dung và nghệ thuật
+ GV nhấn mạnh những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của bài bút kí.
mảnh trăng non
+ Đường cong như một cánh cung khiến dòng sông mềm mại, như một tiếng
vâng không nói ra của tình yêu.
+ So sánh sông Hương với các dòng sông khác như sông Xen, sông Đanuýp, sông Nêva…
- Những biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, lối viết văn giàu hình ảnh
- Liên tưởng, tưởng tượng phong phú cùng với sự uyên bác về tất cả các phương diện: Từ Sông hương liên tưởng đến Truyện Kiều: Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên dòng sông …Sự liên tưởng chủ yếu dựa vào sự tương đồng giữa cảnh sắc thiên nhiên trong thơ Nguyễn Du và tính cách nàng Kiều với cảnh và người nơi sông Hương núi Ngự. - Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương.
- Tác giả đã soi bằng tâm hồn mình và tình yêu quê hương xứ sở vào sông Hương khiến đối tượng trở nên lung linh, đa dạng như đời sống tâm hồn con người.
b. Đặc điểm cái tôi tác giả:
+ Một nghệ sĩ giàu rung động và rất lãng mạn.
+ Một nhà khoa học có kiến thức sâu, rộng, uyên bác.
Hoạt động của GV và HS NỘI DUNG BÀI DẠY
+ Một tình yêu tha thiết, sự am hiểu tường tận về sông Hương và xứ Huế.