Trong quá trình quản lý của các doanh nghiệp nói chung việc phân bố lao động quản lý theo chức năng phù hợp với năng lực trình độ của mỗi cán bộ quản lý là điều hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho việc quản lý của doanh nghiệp có đạt kết quả cao hay không. Chính vì lý do đó mà chúng ta sẽ phân tích tình hình
Bộ phận
phụ trợ Giám đốc XN
Phó GĐXN Thống kê
Các tổ SX Giám đốc Công ty
lao động quản lý của Công ty và qua đó có thể đánh giá được rõ nét hơn về năng lực làm việc của cán bộ quản lý trong bộ máy tổ chức của Công ty. Tình hình đó được thể hiện qua bảng cơ cấu trình độ cán bộ quản lý sau đây:
Bảng 8: Cơ cấu trình độ cán bộ quản lý của Công ty
Stt Các bộ phận ngườiSố Trình độ
Đại học Cao đẳng Trung cấp
1 Ban giám đốc 4 4 0 0
2 Phòng tổ chức - hành chính - ytế 16 3 10 3
3 Phòng kế toán thống kế 10 4 2 4
4 Phòng quản lý CTGT và KTTT 11 2 5 4
5 Ban quản lý xe – máy 5 2 3 0
6 Bản quản lý dự án 7 2 5 0
6 Phòng vật tư 6 2 2 2
7 Phòng bảo vệ 5 0 0 5
8 XN xây lắp công trình 2 2 0 0
9 XN XDCT Cầu và Thuỷ Lợi 2 2 0 0
10 XN Tổ chức giao thông 2 2 0 0
11 XN quản lý cầu Chương Dương 2 2 0 0
12 XN cầuđường 3 –1 2 2 0 0
13 XN cầuđường 3 –2 2 2 0 0
14 XN cầuđường 3 –3 2 2 0 0
Tổng số 78 33 27 18
Nguồn : Phòng Tổ chức – Hành chính – Y tế
Qua phân tích số liệu ta thấy rằng, số lượng lao động làm công tác quản lý tại các phòng, ban trong Công ty là khá đông. Trong đó, lao động quản lý có trình độ đại học chiếm tỷ lệ đông nhất với 42,3%. Số lao động có trình độ cao đẳng chiếm 34,6% và số lao động có trình độ trung cấp là ít nhất chiếm 23,1%. Như vậy, hiện tại bộ máy tổ chức trong Công ty là có chất lượng tốt với tỷ lệ đại học, cao đẳng cao hơn hẳn. Tuy nhiên, khả năng bố trí công việc tại các phòng, ban vẫn còn nhiều bất cập, không hợp lý dẫn đến việc không tận dụng hết khả năng làm việc của số lượng lao động trên. Số lượng nhân viên tại các phòng tổ chức – hành chính – y tế và phòng quản lý CTGT và KTTT tuy đông nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc do cả hai phòng này phải thực hiện quá nhiều chức năng, nhiệm vụ. Trong khi đó tại các xí nghiệp do thiếu số lượng lao động nên một số cán bộ được điều động từ các phòng, ban xuống để tiến hành công việc và một số khác được Công ty thuê ngoài. Nếu Công ty không có các biện pháp quản lý tốt thì sẽ khó quản lý số lượng nhân viên này, dẫn đến tình trạng nhân viên không làm việc không hết khả năng của mình và tinh thần trách nhiệm cá nhân kém, hiệu quả lao động không cao. Do vậy, Công ty cần phải cơ cấu lại các phòng, ban, bố trí lại công việc, điều chỉnh số lượng nhân viên và đề ra các biện pháp quản lý mang tính hiệu quả hơn nữa.
Việc hoàn thiện lại cơ cấu sản xuất và nâng cao trình độ của cán bộ quản lý là một việc làm rất cần thiết nhưng không phải là một sớm một chiều mà làm việc này phải có một quá trình lâu dài. Cho nên, Công ty cần phải có sự đầu tư hơn nữa trong việc nghiên cứu lại đặc điểm của thị trường, tính chất sản xuất và đặc thù của Công ty, để có thể sắp xếp lại lao động một cách hợp lý, phân chia lại lao động, giải quyết được tình trạng nơi thì thừa, nơi thì thiếu cán bộ quản lý có chuyên môn nghiệp vụ cao góp phần đảm bảo cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.