Ứng dụng của virut trong thực tiễn: 1/Trong sản xuất các chế phẩm sinh

Một phần của tài liệu GIAO AN SINH 10 HK2 DIEU CHINH (Trang 30 - 31)

1/Trong sản xuất các chế phẩm sinh học:

Dùng phagơ làm thể truyền trong kỹ thuật cấy gen để sản xuất prôtêin, hooc môn, dược phẩm...

Ví dụ: Qui trình sản xuất interferon (Hình 31 trang 123 SGK, nên vẽ ngang lại)

2/Trong nông nghiệp: thuốc trừ sâu từ virut:

ở mức độ khác nhau đối với sức khoẻ của con người và môi trường sống. Sử thuốc trừ sâu virut chỉ gây hại cho 1 số sâu nhất định không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích. Góp phần quan trọng trong việc xây dựng một nền nông nghiệp an toàn và bền vững.

Virut nhân đa diên Baculo đã được chọn để sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh. Chúng có một số ưu điểm sau:

- Tính đặc hiệu cao [Chỉ gây hại cho 1 số sâu nhất định không gây độc cho người, động vật và côn trùng có ích].

- Virut được bảo vệ trong vỏ bọc nên tránh được các yếu tố môi trường bất lợi. - Dễ sản xuất, hiệu quả cao, giá thành hạ. 3. Thực hành, luyện tập (củng cố): Trả lời các câu hỏi SGK.

-Câu 1: Công nghiệp vi sinh sản xuất thuốc kháng sinh, vitamin, hooc môn, axit hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học...nếu bị nhiễm phagơ thì vi sinh vật trong nồi lên men sẽ bị chếthuỷ bỏthiệt hại kinh tế.

-Câu 2: Vì màng tế bào thực vật rất dày và không có thụ thể cho virut bám vào nên chúng phải nhờ côn trùng hay qua vết trầy xước. Virut thực vật lan truyền nhờ côn trùng (bọ tri, bọ rày...) một số lan truyền qua phấn hoa, qua hạt, qua các vết xây xát do dụng cụ bị nhiễm gây ra. Sau khi nhân lên trong tế bào, virut chuyển sang tế bào khác qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào và cứ thế lan rộng ra.

-Câu 3: Vai trò của virut trong việc sản xuất các chế phẩm sinh học: Người ta có thể tách gen mong muốn, gắn với phagơ tạo vectơ, chuyển vectơ vào vi khuẩn, nuôi vi khuẩn trong nồi lên men. nguyên lí này đã được ứng dụng rộng rãi, mở ra triển vọng to lớn trong sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau như insulin, intefêron, vacxin...với số lượng nhiều, giá thành rẻ.

4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò): -Đọc mục “Em có biết”.

- Tìm hiểu việc ứng dụng virut trong sản xuất ở địa phương. - Xem trước bài 32.

Tuần: ……….. Ngày soạn: …………..

Tiết: ………... Ngày dạy: ………

Bài 32:BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH I. Mục tiêu bài dạy:

Trình bày được một số khái niệm bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, inteferon. (Ba bài: bài 30, 31 và 32 dạy trong 2 tiết).

II/ Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Kĩ năng hợp tác; lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch của cơ thể.

- Kĩ năng tự bảo vệ cơ thể trước các bệnh truyền nhiễm và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

III/ Các phương pháp kĩ thuật dạy học:

- Trực quan - tìm tòi. - Vấn đáp - tìm tòi. - Dạy học nhóm. - Trình bày 1 phút.

Một phần của tài liệu GIAO AN SINH 10 HK2 DIEU CHINH (Trang 30 - 31)