1/Khái niệm:
- Là bệnh có thể lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
- Tác nhân gây bệnh đa dạng: vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, virut,...
- Điều kiện gây bệnh cần đủ ba yếu tố: độc lực, số lượng nhiễm, con đường xâm nhập phù hợp.
2/Phương thức lây truyền:
a.Truyền ngang: Qua sol khí, đường tiêu
hoá, tiếp xúc trực tiếp hoặc động vật cắn, côn trùng đốt.
b.Truyền dọc: Truyền từ mẹ sang thai nhi
qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ.
3/ Các bệnh truyền nhiễm thường gặpdo virut: do virut:
a.Bệnh đường hô hấp: 90% là do virut
như viêm phổi, viêm phế quản, cảm lạnh, SARS. Virut xâm nhập qua không khí.
b.Bệnh đường tiêu hoá: virut xâm nhập
qua miệng gây ra các bệnh như viêm gan, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày-ruột...
c.Bệnh hệ thần kinh: virut vào cơ thể
bằng nhiều con đường rồi vào máu tới hệ thần kinh TW gây bệnh dại, bại liệt, viêm não...
d.Bệnh lây qua đường sinh dục: lây trực
tiếp qua quan hệ tình dục gây nên các bệnh viêm gan B, HIV, hecpet...
e.Bệnh da: như đậu mùa, sởi, mụn cơm... II.Miễn dịch: là khả năng cơ thể chống lại
các tác nhân gây bệnh.
1/Miễn dịch không đặc hiệu:
- Là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh (hàng rào sinh học, hóa học, vật lí). Ví dụ: da và niêm mạc là bức tường thành không cho vi sinh vật xâm nhập; pH dịch dạ dày giết chết hầu hết VSV...
- Miễn dịch không đặc hiệu không cần sự tiếp xúc trước với kháng nguyên.
- Miễn dịch không đặc hiệu có vai trò quan trọng khi cơ chế miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy tác dụng.
2/Miễn dịch đặc hiệu:
Là miễn dịch xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập. Miễn dịch đặc hiệu gồm 2 loại:
a.Miễn dịch thể dịch:
kháng thể đặc hiệu (kháng thể nằm trong thể dịch) chống lại kháng nguyên (virut, vi khuẩn...).
b.Miễn dịch tế bào:
- Là miễn dịch do tế bào lympho T độc tiết prôtêin độc tiêu diệt các tế bào lạ (tế bào ung thư và tế bào nhiễm virut).
- Trong bệnh do virut, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực, vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏ sự tấn công của kháng thể.
3/Phòng chống bệnh truyền nhiễm:
Để kiểm soát bệnh truyền truyền nhiễm, cần: tiêm chủng phòng bệnh, kiểm soát vật trung gian truyền bệnh và giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.
3. Thực hành, luyện tập (củng cố):
a/Nhắc lại một số nội dung trọng tâm vừa học. b/Bổ sung kiến thức: